Downloadsachmienphi.com

Triết học hiện sinh

Triết học hiện sinh - Trần Thái Đỉnh
Triết học hiện sinh –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Triết học hiện sinh –

“Trong lịch sử triết học, từ cổ chí kim, triết hiện sinh là trường hợp duy nhất người ta thấy “triết học đã xuống đường”: triết học đã xâm nhập vào văn học quần chúng (tiểu thuyết, báo chí, kịch nghệ) vào đời sống của giới trẻ (các quán cà phê hiện sinh nơi Sartre đàm đạo triết học với bạn bè và các đệ tử, các căn hầm hiện sinh nơi thanh niên nam nữ sinh hoạt văn nghệ và nhảy nhót)”. Nói như thế để thấy được sức ảnh hưởng sâu rộng của triết học hiện sinh đối với đời sống nhân loại trong thời kì bùng nổ của nó, và cho tơi cả thời đại của chúng ta. Ở Việt Nam, Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào từ nửa sau thập kỉ 50 và đã tạo thành một trào lưu tư tưởng rất lớn, cùng với những ảnh hưởng tới sinh hoặt văn hoá, chính trị, đặc biệt là ở miền Nam nước ta.

Cuốn sách TRIẾT HỌC HIỆN SINH – cho thấy đây không những là một cuốn sách quan trọng trong việc nghiên cứu triết hiện sinh, đồng thời cũng thể hiện tính thời sự của nó trong giai đoạn hiện nay. Thực chất, đây chính là một cuốn sách rất quý không những cho những ai muốn tìm hiểu nền triết học hiện đại thế kỉ XX, mà còn có giá trị rất lớn trong cho ai muốn tìm một cách sống, một cách suy nghĩ sâu sắc, truy tìm chính mình và vượt lên.! Sách mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, với những khám phá, khẳng định, đòi hỏi của nó về con người.

Sách được chia làm 10 chương:

Chương 1. TRIẾT HỌC HIỆN SINH LÀ GÌ?

Chương 2. NHỮNG ĐỀ TÀI CHÍNH CỦA TRIẾT HIỆN SINH

Chương 3. HAI NGÀNH CỦA PHONG TRÀO TRIẾT HIỆN SINH

Chương 4. KIERKEGAARD ÔNG TỔ HIỆN SINH TRUNG THỰC

Chương 5. NIETZSCHE ÔNG TỔ HIỆN SINH VÔ THẦN

Chương 6. HUSSERL – ÔNG TỔ VĂN CHƯƠNG TRIẾT LÝ HIỆN TƯỢNG HỌC

Chương 7. JASPERS HIỆN SINH VÀ SIÊU VIỆT

Chương 8. MARCEL HIỆN SINH VÀ HUYỀN NHIỆM

Chương 9. SARTRE – HIỆN SINH PHI LÝ

Chương 10. HEIDEGGER HIỆN SINH VÀ HIỆN HỮU

“Hai cuốn sách bán được nhanh nhất và nhiều nhất (thời ấy) là hai cuốn liên quan đến triết học tức là cuốn Triết học hiện sinh của và cuốn Những trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại, dịch của André Maurois.”

(Võ Phiến, Văn học miền Nam tổng quan, 1986)

Cuốn Triết học hiện sinh được in lần đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1967, NXB Thời Mới ấn hành; đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ, là cuốn sách best sellers không thuộc thể loại tiểu thuyết.

Cuốn sách “Triết học hiện sinh” (tập hợp từ các bài viết của GS. đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình; hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn.

Tại trước đây, phần lớn giới văn học, nhất là giới trẻ, đã chỉ biết về triết hiện sinh qua “phong trào hiện sinh”, tức văn chương hiện sinh và lối sống hiện sinh, mà đó chỉ là bọt bèo của triết học hiện sinh. Xin hỏi đã có mấy ai biết đến, chứ đừng nói đọc nổi cuốn “Hữu thể và Hư vô” của Sartre? Cho nên báo chí và thơ văn “hiện sinh” đâu đã phải là triết học hiện sinh của Sartre? Mà Sartre đâu đã phải là thành phần chủ chốt của triết học hiện sinh? Bởi vậy lên án triết học hiện sinh như người ta đã làm là vơ đũa cả nắm. Khi viết loạt bài đăng trên tạp chí Bách Khoa, từ tháng 10 năm 1961 đến tháng 9 năm 1962, và sau đó in thành cuốn “Triết học hiện sinh” (1967), tôi đã nhấn mạnh về sự khác biệt lớn lao giữa hai ngành hiện sinh, giữa các triết gia được xếp vào nhóm hiện sinh. Tôi đã nói chỉ triết học Sartre là triết hiện sinh theo nghĩa chặt, vì chỉ mình ông tự nhận là “Hiện sinh chủ nghĩa”, trong khi đó Jaspers xác định triết của ông là “triết học về hiện hữu” (philosophie de l’existence), Heidegger thì gọi triết học của mình là “triết học về hữu thể” (philosophie de l’être), và sau cùng G.Marcel muốn người ta gọi triết học của ông là một “Tân phái Socrate” (Néo-Socratisme).

Hôm nay, hơn 40 năm sau khi cuốn “Triết học hiện sinh” của tôi ra mắt các độc giả, và sau hơn 40 năm khi phong trào hiện sinh đi vào lịch sử, đi vào dĩ vãng, chúng ta còn thấy những gì của nó? Tôi nhớ một câu nói thời danh của Paul Valéry khi bàn về trình độ văn học của một con người: “Văn học của một người là những gì còn lại, khi người đó đã quên đi tất cả những gì đã học và đã đọc”. Nghĩa là đã “tiêu hóa”, đã hấp thụ tất cả những gì mình đã học và đã đọc. Nay sau những va chạm và những tác động qua lại với các nền tư tưởng mới như thuyết Cấu trúc, thuyết Giải thích, chúng ta thấy triết Hiện sinh còn để lại những gì cho nhân loại? Chúng tôi thấy hình như chỉ mình Heidegger vẫn còn được coi là ánh sáng soi đường, là thầy dạy suy tưởng cho chúng ta hôm nay. Nhất là Heidegger của cuốn “Kinh và vấn đề Siêu hình học”, cuốn sách dẫn thẳng vào khoa Nhân học là hướng đi hiện nay của nền triết học Tây phương. Tất nhiên Ed.Husserl, với khoa Hiện tượng học của ông, cũng vẫn được coi là tôn sư của công việc suy tư triết học. Triết học hiện sinh đã ghi dấu đậm trong lịch sử triết học. Nói gì thì nói, nó đã là triết học nổi bật nhất của thế kỷ XX. Trước nó, những năm đầu thế kỷ XX cho đến khi nó chào đời, Âu châu đã trải qua những năm sinh hoạt triết học trầm trầm và buồn tẻ. Triết hiện sinh đã xuất hiện rầm rộ, gần như một tiếng sấm vang động cả trời đất, lay động xã hội Tây phương một cách mạnh mẽ như chưa từng thấy trong lịch sử. Dầu bị xấu tiếng phần nào do cái bọt bèo của nó, do cách sống quá tự do của “phong trào hiện sinh” của những kẻ “ăn theo”, triết hiện sinh vẫn giữ được những giá trị đích thực của nó với những đề tài đặc trưng của nó như: Tự do, tự quyết, quyết chọn (option), vươn lên, độc đáo, thân phận con người, dấn thân… Cho nên gạt qua một bên cái phần bọt bèo của nó, triết hiện sinh nói chung, dầu là triết học Sartre, dầu là triết học Heidegger hay Jaspers, vẫn là triết học về con người, về cái gì làm nên bản thể con người. Có thể nói triết Hiện sinh là một hình thức của khoa Nhân học là mô hình của triết học hiện nay, một hình thức chỉ mới được phác họa, chưa có những phân tích cấu trúc có tính phương pháp của khoa Nhân học hôm nay.

Tóm lại, phải công nhận rằng triết học Hiện sinh đã đóng vai trò lịch sử của nó một cách khá tốt đẹp. Điểm son của nó là đã tạo nên được cả một phong trào rộng lớn và sôi nổi trong giới văn học. Tiểu thuyết và báo chí hiện sinh, tuy chưa phải là triết học hiện sinh, và tuy vô tình đã gây nên lối sống quá tự do nơi một thành phần thanh thiếu niên, nhưng cũng đã gợi hứng cho nhiều thanh niên biết suy nghĩ về ý nghĩa cuộc đời, đừng “sống thừa ra” (survivre), sống không lý tưởng, sống như cây cỏ, như một con vật đẹp… Như tôi đã viết trong “Lời nói đầu” khi xuất bản cuốn Triết học hiện sinh (1967), “tôi đã viết loạt bài trình bày về triết học hiện sinh cho giới hiếu học… Tôi đã cố gắng viết sao vừa dễ hiểu, vừa không đơn giản hóa những vấn đề phức tạp”. Tôi đã viết những trang sách này trong cả một năm trời, với cả một đống sách tham khảo: Đó là những tác phẩm chính yếu của những triết gia mà tôi nghiên cứu và trích dẫn: Những bộ sách của Kierkegaard, của Nietzsche, của Husserl, của Jaspers, của Gabriel Marcel, của Sartre và của Heidegger. Và cũng như tôi đã trình bày trong Lời nói đầu đó, “tôi thường trích dẫn những đoạn văn điển hình của các triết gia đó. Khi trích dẫn như vậy, tôi riêng nghĩ đến các bạn sinh viên: Tôi muốn họ dần dần làm quen với lời văn của các triết gia này, để đỡ ngại ngùng khi phải đích thân đọc vào các tác phẩm đó”.

Viết đến đây, tôi tự nhiên cảm thật buồn cho việc học và nghiên cứu của các sinh viên triết học hôm nay: Lực đọc sách ngoại ngữ (tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức) của sinh viên ngày nay rất kém, mà các tác phẩm triết học được dịch sang tiếng Việt thì đếm chưa hết mấy ngón tay của một bàn tay. Vậy mà bao lâu các chỉ học biết các triết thuyết qua các giáo trình và những cuốn sách Việt ngữ viết về các triết gia, thì sự hiểu biết của họ không thể nào vững chắc và sâu sắc được

Rồi việc dịch các tác phẩm triết học cũng không đơn giản chút nào. Tôi nhớ hồi năm 1962, ông Lý Chánh Đức, Giám đốc Thư viện Quốc gia, nhờ tôi duyệt bản dịch của ông Pa.K.Ng., dịch cuốn Méditations métaphysiques của Descartes. Nghe đâu ông Ng. đậu kỹ sư cầu đường tại Paris, cho nên lực học Pháp văn của ông không ai dám nghi ngờ. Nhưng khi ông kỹ sư cầu đường dám bạo gan dịch một tác phẩm triết học thì xảy ra lắm chuyện lắm. Ông dịch nhan đề cuốn sách là “Những trầm tư mặc tưởng siêu hình học” thì cũng còn có thể chấp nhận được, nhưng khi dịch nội dung cuốn sách, ông đã làm tôi và mấy giáo sư triết cười bể bụng. Tôi nhớ nhất là chỗ Descartes nói đến chủ trương của Aristote về bản chất của vạn vật: Cụm từ “la substance et les accidents” của Aristote đã được ông Ng. dịch là “bản chất và những chỗ lồi lõm”. Đúng là danh từ cầu đường! “les accidents” của Aristote làm ông Ng. nghĩ ngay đến “les accidents de la route” (những chỗ lồi lõm của đường sá), trong khi đáng lý phải dịch là: Bản thể và các tùy thể. Coi vậy, chứ dịch sách khó lắm các bạn ơi! Gần đây nhiều lần đài RFI của Pháp phỏng vấn các nhà phê bình văn học tại Hà Nội, đều được nghe các ông than phiền về việc các tác phẩm văn học Pháp dịch sang tiếng Việt những năm gần đây quá kém chất lượng. Vậy trở lại vấn để dịch, nhất lại là dịch sách triết học, chúng ta đừng bao giờ quên rằng: Dịch là một nghệ thuật. Và dịch thuật chỉ có hai nguyên tắc và cả hai nguyên tắc đều quan trọng như nhau: Một là trung thực (fidélité) đối với nguyên tác, và hai là dễ hiểu (intelligibilité) đối với độc giả. Thiếu trung thực, tác phẩm dịch kể như bỏ. Thiếu dễ hiểu, tác phẩm dịch sẽ rất khó sử dụng, vậy thì làm sao hữu dụng và hữu ích? Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Văn Học và các học trò cũ của tôi tại các Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Huế và Đà Lạt, các bạn Tuyến, Lê Nguyên Đại và Dương Anh Sơn, đã góp công sức rất nhiều cho việc tái bản lần này của cuốn Triết học hiện sinh của tôi.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo