Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Từ Giữa Trưa Đến Buổi Hoàng Hôn – Mary d’Apice
Từ Giữa Trưa Đến Buổi Hoàng Hôn – Hành Trình Qua Tuổi Trung Niên Và Tuổi Già.
Mặt trời mọc và lặn, đạt đến chóp đỉnh vào buổi trưa rồi đi xuống buổi hoàng hôn. Đời sống chúng ta cũng đi theo một lộ trình tương tự như thế. Trước tiên, chúng ta được chỉ định bởi thế giới xung quanh mình. Khi trưởng thành, căn tính chân thật của chúng ta xuất hiện từ thế giới nội tâm của mình và tìm cách diễn tả trong con người mà chúng ta chọn lựa để trở thành. Trong nửa sau của cuộc đời, chúng ta chỉ định chính mình.
Từ giữa trưa đến buổi hoàng hôn là một cuốn sách hợp thời. Trong thời đại mà số những người trung niên và người già tăng lên trong hầu hết các quốc gia trên thế giới thì việc lắng nghe thông điệp đầy hy vọng mà Mary d’Apice chia sẻ với chúng ta trong cuốn sách của bà là một điều đáng khích lệ.
Cùng với những học giả danh tiếng quan tâm đến sự phát triển của con người như Carl Jung, Bernice Neugarten, Erik Erikson và Carol Gilligan, Mary d’Apice đã viết một cuốn sách thật hữu ích khi vạch ra cuộc hành trình đời người đi qua tuổi trung niên và tuổi già. Trong một lược đồ rõ ràng vững chắc, tác giả đã thổi sinh khí vào lý thuyết đó bằng những ví dụ được chọn lựa kỹ lưỡng từ những con người trưởng thành bằng xương, bằng thịt, họ đã vượt qua những thời kỳ chuyển tiếp trong hành trình đời người thường có nhiều nguy hiểm với vài tấm bản đồ chỉ đường, nếu có. Độc giả sẽ thấy được chính mình đồng tình với cách lập luận của Mary d’Apice về tính tình, đời sống tâm linh, sự tức giận, cơ thể lúc già yếu, sự căng thẳng, kiệt sức, giới tính, việc sinh sản, đau khổ, cái chết, và nhiều vấn đề khác dệt nên dải hành trình tuổi trung niên và tuổi già.
Trong khi đời sống một số người trưởng thành đi theo cái được gọi là chu kỳ đời sống quy phạm và đáng mong đợi, thì có nhiều người không theo một kiểu mẫu rõ ràng. Những cuộc hôn nhân muộn màng, những cái chết sớm, hoạt động nghề nghiệp bị đình chỉ không mong đợi và những cuộc ly dị không dự định trước khiến một số người cùng nhau gắn kết thành một mô hình hoàn toàn khác.
Cuốn sách này quan trọng vì hai lý do : trước tiên, nó cho chúng ta một từ vựng rõ ràng để giúp chỉ định các kinh nghiệm của chúng ta chính xác hơn, thứ hai nó cung cấp một hệ biến hóa toàn bộ để chúng ta nghiên cứu, và căn cứ vào đó có thể kiểm tra căn tính trưởng thành của chúng ta. Vì như Mary d’Apice nói: ‘Biết được sự thay đổi nào đó xảy ra trong nửa sau cuộc đời, cho chúng ta thêm sức mạnh để thực hiện tính chất toàn thể và trọn vẹn.’
Thêm vào việc khai thác các mô hình chung của tuổi trung niên và tuổi già, Mary d’Apice cũng xem xét những khác nhau căn bản giữa đàn bà và đàn ông khi họ đi qua giai đoạn tuổi trưởng thành. Cách lý luận của bà đã đem lại một ánh sáng mới trên những nghiên cứu gần đây về giới tính giúp cho độc giả phân biệt và hiểu rõ những va chạm thường xuất hiện giữa những người cùng giới và khác giới ở nửa sau của đời người .
Trong lúc nửa đầu cuộc đời chúng ta quan tâm đến những đề tài ‘phát triển đi lên’, thì nửa sau cuộc đời chú tâm đến chương trình ‘phát triển đi xuống’. Đây là lúc dấn thân vào việc tự xem xét nội tâm cách lành mạnh: bảo quản, đánh giá lại và thách thức những đảm nhận và tin tưởng lâu bền. Đây là tuổi mà một phụ nữ cảm nhận một ý nghĩa mới về sự tự lập và bắt đầu hình dung những khả năng mới cho cuộc đời của họ ở giai đoạn sau khi đã làm cha mẹ. Và đó là thời gian khi một người thường khám phá giá trị của cảm xúc cao thượng mà mình đã phải trả gía cho việc nhận chìm những nhu cầu thân thiết để ganh đua và thành công trong địa vị của mình. Và trên tất cả, thái độ của một người đối với tuổi già là một nhân tố quan trọng. Victor Hugo đã nghĩ đến điều đó khi ông nói ‘bốn mươi là tuổi già của tuổi trẻ, năm mươi là tuổi trẻ của tuổi già’.