Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Tuần Khủng Hoảng – Hetty van de Rijt, Frans Plooij
Cuốn sách này là một ô cửa sổ hữu dụng và thú vị để nhìn vào 18 tháng đầu tiên của trẻ.
Nhận định
“Van de Rijt và Pooij đã quan sát và phát hiện ra những khoảng thời gian dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, giống như tôi đã hoàn toàn độc lập tìm ra trong cuốn sách của mình, cuốn Điểm tiếp xúc.”
(Touchpoints, NXB Perseus)
Những quan sát và gợi ý thiết thực của hai tác giả thực sự rất tuyệt vời.”
(T. Berry Brazelton, Bác sỹ, Giáo sư danh dự, trường Đại học Y Harvard)
“Bất cứ người nào đang phải ‘vật lộn’ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ đều muốn đọc cuốn Tuần khủng hoảng này. Cuốn sách này sẽ “mở mắt” cho các bậc cha mẹ, giúp họ biết được những khía cạnh liên quan tới sự tăng trưởng, phát triển, sự thay đổi hành vi và phản ứng tình cảm của con cái mà họ có thể không để ý hoặc thấy khó chịu và khó hiểu”.
(Catherine Snow, Tiến sỹ, Giáo sư trường Shattuck, Trường Nghiên cứu sinh giáo dục Harvard)
“Tác phẩm của van de Rijt và Pooij về sự phát triển của trẻ sơ sinh có giá trị sử dụng và tính ứng dụng khoa học to lớn. Họ không chỉ giải thích những giai đoạn khó khăn, hành vi khó hiểu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng của trẻ sơ sinh, mà còn cho biết những hành vi đó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trẻ và miêu tả các giai đoạn trong quá trình tìm hiểu trẻ. Cuốn sách này không chỉ giúp các bậc cha mẹ mà cả các chuyên gia cũng có được hiểu biết sâu sắc về sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ.Quan trọng hơn, van de Rijt và Plooij đã miêu tả cách chơi và giao tiếp hiệu quả nhất với trẻ ở những độ tuổi khác nhau, từ đó giúp cha mẹ hiểu được và có sự gắn kết tinh tế với con cái. Sự gắn kết cha mẹ – con cái này chính là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển an toàn và phù hợp. Tuần khủng hoảng là cuốn sách nhất thiết phải đọc cho những người đang làm việc với trẻ sơ sinh như bác sĩ khoa nhi, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học và tất nhiên là cả cha mẹ nữa”.
(John Richer, Tiến sỹ, Cố vấn tâm lý, Trưởng phòng Tâm lý nhi, Khoa Nhi, Bệnh viện John Radcliffe, Oxford, Anh)