Downloadsachmienphi.com

Việt Nam phong tục

Việt Nam phong tục - Phan Kế Bính
phong tục – Phan Kế Bính

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

phong tục – Phan Kế Bính

Từ phong tục trong gia tộc, phong tục xóm làng (hương đảng) đến các phong tục ngoài xã hội, phong tục của học giả Phan Kế Bính là một bộ biên khảo tương đối đầy đủ về các phong tục tập quán cũ của nước Việt. Là một nhà nho uyên bác mang tư tưởng tân tiến, tác giả không chỉ mô tả từng tập tục, mà còn về gốc tích, nguyên ủy cái tục ấy, nhìn nhận, đánh giá để xem nó hay hay dở, từ đó “xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho cái tục dở.

Còn tục gì hay mà là quốc túy của ta thì cứ giữ lấy”. Đến nay, tập sách gần một trăm năm tuổi này vẫn là một trong những công trình khảo cứu có giá trị bậc nhất về các phong tục tập quán trên đất nước ta và nhiều vấn đề được Phan Kế Bính nhắc tới vẫn nóng hổi tính thời đại.

TÁC GIẢ

Phan Kế Bính (1875 – 1921), hiệu là Bưu Văn, bút hiệu Liên Hồ Tử, là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng của đầu thế kỷ 20.

Tiểu sử

Phan Kế Bính quê ở làng Thụy Khê, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội). Năm Bính Ngọ (1906), Phan Kế Bính dự thi Nho học và đỗ Cử nhân, nhưng không ra làm quan, mà ở nhà dạy học. Trong thời gian này, ông công khai hưởng ứng phong trào Duy Tân, nhưng không trực tiếp chỉ đạo. Từ 1907, ông bắt đầu viết báo cho nhiều tờ báo trong nước, trong vai trò là một trợ bút, chủ yếu là dịch thuật, biên khảo sách chữ Hán. Sau đó ông lần lượt cộng tác với các tờ báo: Ðông Dương tạp chí, Lục tỉnh tân văn, Trung Bắc tân văn. Đặc biệt là với tờ Đông Dương tạp chí, ông có thời gian làm trong ban biên tập Đông Dương tạp chí, và tác phẩm của ông phần lớn đều từng đăng trên tạp chí này.

Tác phẩm

Các sách biên khảo:

phong tục” (1915): nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện, về thuần phong tục của Việt Nam;

“Hán Việt văn khảo” (1918): bàn về văn chương chữ Hán ở Trung Quốc, và triết học Trung Quốc;

Các sách viết về danh nhân Việt Nam: “Nam hải dị nhân” (1909), “Hưng Đạo Đại vương” (1912).

Sách dịch thuật:

“Đại Nam nhất thống chí” (1916);

“Ðại nam điển lệ toát yếu” (1915 – 1916);

khai quốc chí truyện” (1917);

“Đại Nam liệt truyện tiền biên” (1918);

“Ðại Nam liệt truyện chỉnh biên” (1919);

Đặc biệt là bộ “Tam quốc chí diễn nghĩa” dịch chung với Nguyễn Văn Vĩnh. Phan Kế Bính mất lúc mới 46 tuổi vào năm Tân Dậu (1921).

Tên của ông hiện được đặt cho một con đường ở phường Cống Vị quận Ba Đình Hà Nội, cắt vuông góc với đường Liễu Giai. Ngày 29 tháng 5 năm 2005, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hội Khoa học Lịch sử đã tổ chức Lễ tưởng niệm 130 năm ngày sinh và 85 năm ngày mất của ông.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo