Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Võ Nguyên Giáp – Georges Boudarel
Đây là cuốn sách được giới sử học Pháp đánh giá là một trong những cuốn sách giá trị nhất viết về Võ Nguyên Giáp, nhà quân sự lỗi lạc, vị tướng lĩnh tài ba, nhân vật nổi bật của lịch sử hiện đại Việt Nam và thế giới thế kỷ 20.
Tác giả đã khắc họa rõ nét, sinh động chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ khi còn là một cậu bé cho tới khi trở thành vị chỉ huy của quân đội Việt Nam, trong sự tham chiếu, so sánh giữa nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Ngoài những chi tiết nói về những chiến tích của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, không có gì khác biệt so với các cuốn sách khác của các tác giả phương Tây, còn có những chi tiết rất thú vị cho chúng ta biết về năm sinh của Đại tướng, những đoạn viết nói rõ âm mưu hiểm độc của thực dân Pháp có ý định mua chuộc cậu học sinh trung học Võ Nguyên Giáp, nhưng kết quả ngược lại, Võ Nguyên Giáp đã trở thành người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã chỉ huy toàn quân dân đánh bại ba đế quốc lớn và các thế lực phản động khác. Có những hiểu lầm về vị Đại tướng huyền thoại đã được tác giả làm rõ và tìm ra sự thật bằng những tài liệu phong phú và xác thực.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chàng sinh viên, ông thầy dạy sử và người chiến sĩ cách mạng
Hoạt động du kích tại chiến khu Việt Bắc (1940 – 1945)
Thống lĩnh quân đội tiến hành kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)
Nhà chiến lược đối mặt với Hoa Kỳ
Đến nay, đã có nhiều cuốn sách của người nước ngoài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những nhân vật nổi bật hàng đầu của lịch sử hiện đại Việt Nam mà tên tuổi gắn liền với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, hai cuộc kháng chiến chống lại hai đế quốc lớn bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là tên tuổi gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Nhưng tác giả của cuốn sách này lại là một người đặc biệt.
Georges Boudarel là một người đặc biệt, ông là một người Pháp nhưng lại đứng trong hàng ngũ của những người chiến đấu chống lại nước Pháp thực dân, cụ thể hơn là đứng trong quân ngũ của đạo quân do Tướng Giáp làm Tổng tư lệnh. Ông đến Việt Nam với tư cách là một cử nhân triết học để dạy môn lịch sử trong một trường trung học ở Sài Gòn. Có lẽ chính từ những tri thức lịch sử và triết lý mà nước Pháp của ông đã đề xướng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, ông đã lựa chọn như nhiều người Pháp tiến bộ sinh sống ở Việt Nam mong muốn gìn giữ sự hòa hiếu giữa hai quốc gia sau khi nước Việt Nam đã tuyên bố độc lập và thoát khỏi chế độ thuộc địa Pháp giống như nước Pháp của họ thoát khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa phát-xít Đức.
Vì thế, khi cuộc chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ (tháng 12 năm 1946), G. Boudarel, một thành viên đã tham gia nhóm Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, đã lựa chọn con đường vào chiến khu của những người Việt Nam kháng chiến để chống lại những tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Ông tham gia cuộc kháng chiến không bằng vũ khí sát thương mà bằng sự thức tỉnh đạo quân viễn chinh hãy chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa mà họ đang tham dự. Ông tham gia vào công tác binh vận bằng ngòi bút và những kiến thức về triết học và lịch sử của mình.
Sau khi thực dân Pháp đã thảm bại ở Điện Biên Phủ, phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược cũng là rút lui khỏi vũ đài lịch sử ở Việt Nam, G. Boudarel vẫn ở lại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại tại Đài Phát thành rồi Nhà xuất bản Ngoại văn và trực tiếp cộng tác với các nhà nghiên cứu Việt Nam làm tập san Etudes Vietnamiennes.
Nếu như G. Boudarel đã có nhiều đóng góp tích cực giúp Việt Nam đánh thắng chủ nghĩa thực dân thì ông lại không thành đạt khi ở lại Việt Nam tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế, cũng đến lúc ông phải chia tay với Việt Nam, nơi ông đã dành trọn tuổi thành xuân cho một cuộc đấu tranh chính nghĩa không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà cho chính cả nước Pháp Tổ quốc của ông.
Tuy rời xa mảnh đất Việt Nam, nhưng G. Boudarel vẫn dành tất cả sự nhiệt tâm cho việc nghiên cứu và ủng hộ Việt Nam. Con người ấy vẫn giữ được phẩm chất một nhà giáo, được các đồng nghiệp Việt Nam yêu quý biến tấu tên gọi tiếng Pháp thành tiếng Việt là “Bụt” (Boudha = Phật). Rồi cũng vì toàn tâm gắn bó với Việt Nam mà ông đã từng bị một số phần tử cực đoan tạo nên một vụ án bôi nhọ danh dự và vu khống rằng ông đã phản bội nước Pháp khi cộng tác với Việt Minh. Chính những người Pháp chân chính đã cùng ông đấu tranh vượt qua những thử thách ấy và Boudarel vẫn trọn vẹn trung thành với tình yêu Việt Nam và công lý của mình.
Tình yêu ấy được thể hiện bằng những việc làm không biết mệt mỏi thể hiện trong những bài khảo cứu hay những cuốn sách viết về Việt Nam của ông mà cuốn Giáp các bạn đang có trên tay bản dịch tiếng Việt là một thành tựu. Tên cuốn sách là một cách gọi thân mật nhưng vẫn giữ được sự trân trọng của một người nước ngoài song lại không xa lạ đối với “người anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam mà Boudarel đã từng tham gia.
Đó không chỉ là một cuốn tiểu sử, đó là một pho sử mà tên tuổi “Giáp” đã gắn bó, cống hiến và để lại những dấu ấn rất đậm nét xuyên suốt toàn bộ lịch sử hiện đại Việt Nam, lịch sử Giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân trong cương vị của vị Tổng tư lệnh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gắn với huyền thoại từ Điện Biên Phủ (1954) cho đến “Điện Biên Phủ trên không” (1972) rồi Chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (1975).
Cần nói thêm rằng, trước cuốn này, ngay từ năm 1970, giữa lúc cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam còn đang diễn ra ác liệt, tác phẩm Giương cao ngọn cờ chiến tranh nhân dân và đường lối quân sự của Đảng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Nhà xuất bản Preagers của Mỹ xuất bản và G. Boudarel đã viết lời giới thiệu với nhan đề “Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai – Quan sát và dự báo”.
Bằng niềm tin từ những trải nghiệm của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tức là cuộc Kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp mà G. Boudarel từng tham gia, ông đã phân tích và khẳng định cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sẽ đi đến kết cục như trước là Mỹ không thể nào thắng được. Ông cũng tập trung phân tích vai trò và đường lối quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ở cương vị Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang như cuộc chiến tranh lần trước sẽ làm cho các tướng lĩnh Mỹ phải thất bại bởi sức mạnh của một dân tộc có truyền thống chống ngoại xâm lại có một vị tướng tài và từng trải.
Trong quan niệm của G. Boudarel, Võ Nguyên Giáp là sự kế thừa có chọn lựa những tư tưởng quân sự của các nhà cách mạng hiện đại như Lênin và Mao Trạch Đông cũng như các nhà chiến lược quân sự kinh điển như Clausewitz và Tôn Tử mặc dù khi trai trẻ, nhà giáo dạy lịch sử trẻ tuổi lại rất say mê Napoléon. Nhưng trên hết, Võ Nguyên Giáp là sự vận dụng trung thành với tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng là của Đảng về Chiến tranh nhân dân Việt Nam mà cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là một thành công. Vì thế, sự quan sát, phân tích và dự báo của G. Boudarel trở nên sắc sảo và thuyết phục…
Do đó, khi G. Boudarel viết cuốn GIÁP như tiểu sử của một nhà quân sự lớn, bên cạnh những phân tích khoa học, tác giả còn gửi gắm vào đó nhiều tâm đắc đối với lịch sử Việt Nam hiện đại mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những hiện thân tiêu biểu, cái lịch sử mà chính tác giả cuốn sách từng là “người trong cuộc”.
Tôi đã có cơ hội gặp Georges Boudarel trong những năm tháng cuối cùng khi ông sống độc thân trong một ngôi nhà nhỏ ở Paris khiêm nhường nhưng chất chứa đầy sách và những tư liệu quý giá về lịch sử và văn hóaViệt Nam. Tôi và các bạn đồng nghiệp Việt Nam đã từng lên tiếng động viên, ủng hộ khi ông bị những kẻ cực đoan bôi nhọ. Vì thế, một thập niên sau ngày tác giả qua đời (2003), được giới thiệu cuốn sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Chủ tịch Danh dự của Hội Sử học Việt Nam của người đồng nghiệp đáng kính, Giáo sư sử học Georges Boudarel, đối với tôi là một vinh dự.
Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc!
Đến nay, đã có nhiều cuốn sách của người nước ngoài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những nhân vật nổi bật hàng đầu của lịch sử hiện đại Việt Nam mà tên tuổi gắn liền với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, hai cuộc kháng chiến chống lại hai đế quốc lớn bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia cũng như các cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đó cũng là tên tuổi gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Nhưng tác giả của cuốn sách này lại là một người đặc biệt.
Georges Boudarel là một người đặc biệt, ông là một người Pháp nhưng lại đứng trong hàng ngũ của những người chiến đấu chống lại nước Pháp thực dân, cụ thể hơn là đứng trong quân ngũ của đạo quân do Tướng Giáp làm Tổng tư lệnh. Ông đến Việt Nam với tư cách là một cử nhân triết học để dạy môn lịch sử trong một trường trung học ở Sài Gòn. Có lẽ chính từ những tri thức lịch sử và triết lý mà nước Pháp của ông đã đề xướng “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, ông đã lựa chọn như nhiều người Pháp tiến bộ sinh sống ở Việt Nam mong muốn gìn giữ sự hòa hiếu giữa hai quốc gia sau khi nước Việt Nam đã tuyên bố độc lập và thoát khỏi chế độ thuộc địa Pháp giống như nước Pháp của họ thoát khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa phát-xít Đức.
Vì thế, khi cuộc chiến tranh Việt – Pháp bùng nổ (tháng 12 năm 1946), G. Boudarel, một thành viên đã tham gia nhóm Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác, đã lựa chọn con đường vào chiến khu của những người Việt Nam kháng chiến để chống lại những tàn dư của chủ nghĩa thực dân. Ông tham gia cuộc kháng chiến không bằng vũ khí sát thương mà bằng sự thức tỉnh đạo quân viễn chinh hãy chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa mà họ đang tham dự. Ông tham gia vào công tác binh vận bằng ngòi bút và những kiến thức về triết học và lịch sử của mình.
Sau khi thực dân Pháp đã thảm bại ở Điện Biên Phủ, phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược cũng là rút lui khỏi vũ đài lịch sử ở Việt Nam, G. Boudarel vẫn ở lại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực văn hóa đối ngoại tại Đài Phát thành rồi Nhà xuất bản Ngoại văn và trực tiếp cộng tác với các nhà nghiên cứu Việt Nam làm tập san Etudes Vietnamiennes.
Nếu như G. Boudarel đã có nhiều đóng góp tích cực giúp Việt Nam đánh thắng chủ nghĩa thực dân thì ông lại không thành đạt khi ở lại Việt Nam tham gia vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì thế, cũng đến lúc ông phải chia tay với Việt Nam, nơi ông đã dành trọn tuổi thành xuân cho một cuộc đấu tranh chính nghĩa không chỉ cho nhân dân Việt Nam mà cho chính cả nước Pháp Tổ quốc của ông.
Tuy rời xa mảnh đất Việt Nam, nhưng G. Boudarel vẫn dành tất cả sự nhiệt tâm cho việc nghiên cứu và ủng hộ Việt Nam. Con người ấy vẫn giữ được phẩm chất một nhà giáo, được các đồng nghiệp Việt Nam yêu quý biến tấu tên gọi tiếng Pháp thành tiếng Việt là “Bụt” (Boudha = Phật). Rồi cũng vì toàn tâm gắn bó với Việt Nam mà ông đã từng bị một số phần tử cực đoan tạo nên một vụ án bôi nhọ danh dự và vu khống rằng ông đã phản bội nước Pháp khi cộng tác với Việt Minh. Chính những người Pháp chân chính đã cùng ông đấu tranh vượt qua những thử thách ấy và Boudarel vẫn trọn vẹn trung thành với tình yêu Việt Nam và công lý của mình.
Tình yêu ấy được thể hiện bằng những việc làm không biết mệt mỏi thể hiện trong những bài khảo cứu hay những cuốn sách viết về Việt Nam của ông mà cuốn Giáp các bạn đang có trên tay bản dịch tiếng Việt là một thành tựu. Tên cuốn sách là một cách gọi thân mật nhưng vẫn giữ được sự trân trọng của một người nước ngoài song lại không xa lạ đối với “người anh Cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam mà Boudarel đã từng tham gia.
Đó không chỉ là một cuốn tiểu sử, đó là một pho sử mà tên tuổi “Giáp” đã gắn bó, cống hiến và để lại những dấu ấn rất đậm nét xuyên suốt toàn bộ lịch sử hiện đại Việt Nam, lịch sử Giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa thực dân trong cương vị của vị Tổng tư lệnh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gắn với huyền thoại từ Điện Biên Phủ (1954) cho đến “Điện Biên Phủ trên không” (1972) rồi Chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (1975).
Cần nói thêm rằng, trước cuốn này, ngay từ năm 1970, giữa lúc cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam còn đang diễn ra ác liệt, tác phẩm Giương cao ngọn cờ chiến tranh nhân dân và đường lối quân sự của Đảng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Nhà xuất bản Preagers của Mỹ xuất bản và G. Boudarel đã viết lời giới thiệu với nhan đề “Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai – Quan sát và dự báo”.
Bằng niềm tin từ những trải nghiệm của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, tức là cuộc Kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp mà G. Boudarel từng tham gia, ông đã phân tích và khẳng định cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sẽ đi đến kết cục như trước là Mỹ không thể nào thắng được. Ông cũng tập trung phân tích vai trò và đường lối quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn ở cương vị Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang như cuộc chiến tranh lần trước sẽ làm cho các tướng lĩnh Mỹ phải thất bại bởi sức mạnh của một dân tộc có truyền thống chống ngoại xâm lại có một vị tướng tài và từng trải.
Trong quan niệm của G. Boudarel, Võ Nguyên Giáp là sự kế thừa có chọn lựa những tư tưởng quân sự của các nhà cách mạng hiện đại như Lênin và Mao Trạch Đông cũng như các nhà chiến lược quân sự kinh điển như Clausewitz và Tôn Tử mặc dù khi trai trẻ, nhà giáo dạy lịch sử trẻ tuổi lại rất say mê Napoléon. Nhưng trên hết, Võ Nguyên Giáp là sự vận dụng trung thành với tư tưởng của Hồ Chí Minh cũng là của Đảng về Chiến tranh nhân dân Việt Nam mà cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là một thành công. Vì thế, sự quan sát, phân tích và dự báo của G. Boudarel trở nên sắc sảo và thuyết phục…
Do đó, khi G. Boudarel viết cuốn GIÁP như tiểu sử của một nhà quân sự lớn, bên cạnh những phân tích khoa học, tác giả còn gửi gắm vào đó nhiều tâm đắc đối với lịch sử Việt Nam hiện đại mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những hiện thân tiêu biểu, cái lịch sử mà chính tác giả cuốn sách từng là “người trong cuộc”.
Tôi đã có cơ hội gặp Georges Boudarel trong những năm tháng cuối cùng khi ông sống độc thân trong một ngôi nhà nhỏ ở Paris khiêm nhường nhưng chất chứa đầy sách và những tư liệu quý giá về lịch sử và văn hóaViệt Nam. Tôi và các bạn đồng nghiệp Việt Nam đã từng lên tiếng động viên, ủng hộ khi ông bị những kẻ cực đoan bôi nhọ. Vì thế, một thập niên sau ngày tác giả qua đời (2003), được giới thiệu cuốn sách viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Chủ tịch Danh dự của Hội Sử học Việt Nam của người đồng nghiệp đáng kính, Giáo sư sử học Georges Boudarel, đối với tôi là một vinh dự.
Xin trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc!