Tuyển chọn các dạng toán Hay Lạ Khó môn Vật lí: Tập 1
Tác Giả: Chu Văn Biên
Thể Loại: THPT, Lớp 12, Vật Lý
Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Tuyển chọn các dạng toán Hay Lạ Khó môn Vật lí: Tập 1 – Chu Văn Biên
Từ năm 2015, kì thi Quốc Gia sẽ thay thế cho hai kì thi Tốt nghiệp THPT và kì thi Tuyển sinh đại học. Đây là ý tưởng một kì thi, hai mục đính: xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Trong kì thi Quốc Gia môn Vật Lý thi theo hình thức trắc nghiệm với thời lượng 90 phút. Theo thông báo của Bộ, mức độ đề thi tương đương với đề thi tuyển sinh đại học năm 2014.
Nếu nghiên cứu kĩ các đề thi của Bộ những năm gần đây thì trong 50 câu có khoảng 30 câu dễ, 15 câu khó và 5 câu hay lạ hoặc rất khó. Như vậy, để có thể chọn được trường đại học mà các em mong muốn thì các em phải làm đúng cả 30 câu dễ trong thời gian khoảng từ 20 đến 30 phút và thời gian còn lại là chinh phục 20 câu mức độ phân loại thí sinh. Để giải quyết tốt những câu phân loại thí sinh đòi hỏi các em phải nắm chắc kiến thức cơ bản, kĩ năng giải nhanh các bài toán dễ cũng như các công thức “độc” để trị các bài toán khó. Những công thức “độc” không thể nhớ một cách máy móc được mà đòi hỏi phải hiểu kĩ bản chất vật lí và được ôn đi ôn lại nhiều lần.
Phương pháp học của học sinh hiện nay có thể chia thành hai nhóm:
Nhóm 1, khi giải quyết xong một dạng toán Vật lí những bạn này thường suy nghĩ đâu là dấu hiệu bản chất và đã cố gắng tự rút ra các công thức giải nhanh. Với cách học như vậy, các bạn sẽ làm chủ được dạng toán đó đồng thời có thể tự chế ra các dạng toán mới lạ.
Nhóm 2, sau khi giải xong một dạng toán các bạn này không cần quan tâm đâu là dấu hiệu bản chất, chỉ cần nhớ cách làm khi gặp lại thì làm cứ tuần tự. Với cách học như thế này thì khi đi thi các em sẽ làm bài rất chậm và có thể không đạt được điểm số đúng với năng lực của mình.
Khi viết quyển sách này thầy luôn mong muốn hướng dẫn các em học tập sáng tạo và làm chủ mọi bài toán hiện có, đồng thời có thể lường trước một số hướng có thể có thể có trong đề thi sắp tới.
Chúng tôi đã cố gắng cập nhật các bài toán mới lạ cũng như một số cách giải hay và phương pháp tư duy mới vào cuốn sách này theo phương châm:
“Những đồng nghiệp của tôi, những người học trò của tôi đã có cách giải hay hơn tôi nên tôi đã nghiên cứu cải tiến cách giải của họ để viết vào sách và mong muốn tất cả họ đều đọc sách của tôi”.