Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Nhật Bản trong chiếc gương soi – Nhật Chiêu
Một cuốn sách khởi đầu cho ai đang tìm cách biết thêm về “hiện tượng” Nhật Bản. Tác giả Phan Nhật Chiêu giới thiệu một vài điều cơ bản của văn hóa Nhật Bản, cách viết khá nhiệt tâm của tác giả khiến cho việc đọc thiệt dễ dàng, háo hức, tuy phần sau của sách hơi sa đà vào cảm xúc văn chương. Đọc sách để ngộ ra được một ít về tinh thần Nhật Bản, họ có một khối lượng vốn liếng văn hóa đồ sộ, đẹp đặc trưng, chấp nhận cả nét đẹp của những điều xấu bình dân. Có một tâm hồn rộng bao la như vậy, chả trách tại sao dân Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ Thêm nữa, cái kiểu tư duy đổi mới lạ của họ đã có từ lâu lắm rồi, năm 593.
Với chiếc gương nhỏ, ta không thể soi chiếu được gì nhiều nhưng cũng đủ nhìn thấy những cảnh sắc mà ta muốn.
Quyển sách nhỏ này hy vọng là một chiếc gương như vậy, soi chiếu một vài phương diện của cảnh quan văn hóa Phù Tang, nhất là những cái đẹp truyền thống.
Những gì bạn không tìm thấy trong chiếc gương soi này (giáo dục, kinh tế…) thì xin bạn lượng thứ: các lãnh vực ấy đã có nhiều người trình bày khá đầy đủ rồi.
Những phương diện văn hóa Nhật Bản được nhìn ngắm ở đây thường nằm trong mối tương quan của chúng với văn chương. Chẳng hạn như, người phụ nữ Phù Tang sẽ xuất hiện trong văn chương của chính họ: như núi Fuji xuất hiện trong thơ ca đã hát về nó… Bởi vì văn chương là một loại gương soi vô cùng sinh động; đem lại linh hồn cho các sự kiện và con số.
Chúng tôi biết đây là chiếc gương soi bất toàn; Chỉ mong rằng nó giúp các bạn trẻ ít nhiều trong việc tìm hiểu một nền văn hóa Phương Đông, tuy gần gũi mà vẫn còn rất lạ đối với chúng ta, tuy “đồng văn” đó mà dường như còn “dị mộng”.
Để nhìn thấy những gì người khác sống và mộng, tốt hơn hết là ta xem xét là họ đã đi qua những con đường lịch sử nào, sáng tác những huyền thoại nào, chơi đùa thế nào với thiên nhiên, niềm vui và năng lực đổ vào công việc, có nụ cười và nước mắt gì trong tình yêu, theo đuổi những cái đẹp nào trong nghệ thuật và tín ngưỡng thì ra sao? Chiếc gương soi này cố gắng đáp ứng phần nào điều đó.
Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu nhận được ý kiến cũng như lời chỉ bảo của bạn đọc quan tâm đến cuốn sách mỏng manh này.
Với chiếc gương nhỏ, ta không thể soi chiếu được gì nhiều nhưng cũng đủ nhìn thấy những cảnh sắc mà ta muốn.
Quyển sách nhỏ này hy vọng là một chiếc gương như vậy, soi chiếu một vài phương diện của cảnh quan văn hóa Phù Tang, nhất là những cái đẹp truyền thống.
Những gì bạn không tìm thấy trong chiếc gương soi này (giáo dục, kinh tế…) thì xin bạn lượng thứ: các lãnh vực ấy đã có nhiều người trình bày khá đầy đủ rồi.
Những phương diện văn hóa Nhật Bản được nhìn ngắm ở đây thường nằm trong mối tương quan của chúng với văn chương. Chẳng hạn như, người phụ nữ Phù Tang sẽ xuất hiện trong văn chương của chính họ: như núi Fuji xuất hiện trong thơ ca đã hát về nó… Bởi vì văn chương là một loại gương soi vô cùng sinh động; đem lại linh hồn cho các sự kiện và con số.
Chúng tôi biết đây là chiếc gương soi bất toàn; Chỉ mong rằng nó giúp các bạn trẻ ít nhiều trong việc tìm hiểu một nền văn hóa Phương Đông, tuy gần gũi mà vẫn còn rất lạ đối với chúng ta, tuy “đồng văn” đó mà dường như còn “dị mộng”.
Để nhìn thấy những gì người khác sống và mộng, tốt hơn hết là ta xem xét là họ đã đi qua những con đường lịch sử nào, sáng tác những huyền thoại nào, chơi đùa thế nào với thiên nhiên, niềm vui và năng lực đổ vào công việc, có nụ cười và nước mắt gì trong tình yêu, theo đuổi những cái đẹp nào trong nghệ thuật và tín ngưỡng thì ra sao? Chiếc gương soi này cố gắng đáp ứng phần nào điều đó.
Chúng tôi sẽ rất vui mừng nếu nhận được ý kiến cũng như lời chỉ bảo của bạn đọc quan tâm đến cuốn sách mỏng manh này.