Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Tâm Lý Học Dân Tộc – Gustave Le Bon
Vốn kiến thức trong ngành Y và những năm tháng rong ruổi khắp châu Âu, châu Á và Bắc Phi đã giúp Gustave Le Bon theo đuổi ý tưởng về sự bình đẳng giữa các cá nhân và dân tộc. Ông cho rằng “Con người dễ thuyết phục bản thân rằng bất bình đẳng chỉ đơn thuần là kết quả của sự khác biệt giáo dục, rằng con người sinh ra đều tốt và thông minh, rằng trách nhiệm duy nhất cho những lời nói dối xuyên tạc chính là thể chế mà họ đang sống.”
Le Bon có có thể sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ khi quyển sách này chỉ ra những sai lầm của lối tư duy đó bằng cách đánh giá, xem xét các nền văn minh, nghệ thuật, thể chế và tín ngưỡng. Ông cũng thừa nhận các tổ chức thể chế có quyền lực kiểm soát vận mệnh của con người, nhưng với ông, tầm quan trọng của nó rất ít đối với sự phát triển của một nền văn minh.
Đối với ông, “Một trong những sai lầm to lớn của thời hiện đại là tin rằng tâm hồn con người chỉ tìm được hạnh phúc trong những sự vật bên ngoài. Hạnh phúc là ở trong chúng ta, do chính chúng ta tạo ra, và hầu như chẳng khi nào ở bên ngoài chúng ta.”
Vài đoạn trong sách :
những ý tưởng hiện đại về bình đẳng xã hội và cơ sở tâm lí của lịch sử
Nguồn gốc và sự phát triển của ý tưởng bình đẳng – Những hậu quả mà ý tưởng này đã sản sinh – Việc áp dụng ý tưởng này đã trả giá như thế nào – Ảnh hưởng hiện nay của ý tưởng bình đẳng này đối với dân chúng – Những vấn đề được đề cập trong cuốn sách này – Tìm kiếm những nhân tố chủ yếu trong sự tiến hoá tổng quát của các dân tộc – Có phải sự tiến hoá này phát xuất từ những thiết chế? – Những yếu tố của mỗi nền văn minh: thiết chế, nghệ thuật, tín ngưỡng, v.v… và phải chăng không có nền tảng tâm lí nhất định đặc biệt cho mỗi dân tộc? – Yếu tố tình cờ trong lịch sử và những định luật vĩnh cửu của nó.
Văn minh của một dân tộc dựa trên một số ít các ý tưởng nền tảng. Từ những ý tưởng này phát xuất ra các thiết chế, nền văn học, và nghệ thuật của những dân tộc đó. Hình thành rất chậm, những ý tưởng này cũng biến mất rất chậm. Từ rất lâu, các ý tưởng này đã trở thành những sai lầm hiển nhiên đối với những tinh thần ham hiểu biết nhưngđối với dân chúng, các ý tưởng này vẫn còn là những chân lí không thể tranh cãi và vẫn tiếp diễn công cuộc của mình trong sâu thẳm mỗi quốc gia. Nếu áp đặt một ý tưởng mới là rất khó thì cũng khó không kém để huỷ diệt một ý tưởng xưa cũ. Loài người luôn luôn bám chặt một cách liều mạng vào những ý tưởng đã chết và vào những thần linh đã chết.
Chỉ mới một thế kỉ rưỡi khi các triết gia, vốn mù mờ về lịch sử nguyên thủy của con người, về những biến thiên của cấu tạo tinh thần của con người và những định luật về di truyền, đã quăng ra thế giới cái ý tưởng về sự bình đẳng của các cá nhân và các chủng tộc.
Rất cuốn hút với quần chúng, ý tưởng này cuối cùng đã nảy mầm trong trí óc họ và chẳng mấy chốc là đơm hoa kết trái. Nó đã lay động những nền tảng của các xã hội cũ, gây ra cuộc cách mạng kinh hoàng nhất, và đưa thế giới phương Tây vào chuỗi những co thắt bạo động mà kết cục không thể nào tiên đoán được.
Hiển nhiên, một số sự bất bình đẳng nhất định sẽ phân chia rõ rệt những cá nhân và những chủng tộc để có thể phản biện một cách nghiêm túc; nhưng người ta dễ dàng bị thuyết phục rằng những sự bất bình đẳng ấy chỉ là những hậu quả của những dị biệt về giáo dục, rằng tất cả mọi người sinh ra đều thông minh và tốt lành như nhau, và rằng chỉ những thiết chế mới có thể làm họ sa đọa. Do đó giải pháp chữa trị rất đơn giản: tái tạo những thiết chế và ban cho mọi người một sự giáo dục đồng nhất. Chính vì thế mà cuối cùng nó trở thành những liều thuốc thần hiệu vĩ đại cho những nền dân chủ hiện đại, phương tiện chữa trị cho những sự bất bình đẳng va chạm với những nguyên lí bất tử là những thần thánh duy nhất vẫn còn sống sót tới ngày nay.
Và khoa học, với sự tiến bộ của mình, đã chứng minh sự phù phiếm của những lí thuyết về bình đẳng và phô ra cho thấy vực thẳm tinh thần được tạo từ trong quá khứ giữa những cá nhân và các chủng tộc sẽ chỉ có thể được lấp đầy bằng những tích lũy di truyền hết sức chậm chạp. Khoa tâm lí học hiện đại, cùng với những bài học khắt khe của kinh nghiệm, đã cho thấy những thiết chế và giáo dục phù hợp với vài cá nhân và dân tộc này lại rất độc hại cho những dân tộc khác. Nhưng các triết gia không có quyền lực để thủ tiêu những ý tưởng đã được lan truyền ra thế giới, ngay cả khi họ nhận thấy chúng sai lầm. Như con sông đã tràn bờ mà không một con đê nào có thể ngăn giữ, ý tưởng bình đẳng theo đuổi dòng chảy tàn phá của nó, và không gì có thể cản được nó.
Cái khái niệm ảo tưởng về con người bình đẳng đã lay động thế giới, khơi dậy ở Châu Âu một cuộc cách mạng khổng lồ, ném Châu Mỹ vào cuộc chiến đẫm máu để đoạn tuyệt với Đế chế Anh và đưa tất cả những thuộc địa của Pháp vào sự suy đồi đáng than trách, không hề có một nhà tâm lí học nào, một du khách hay một chính khách ít nhiều hiểu biết lại không nhận ra rằng nó quá sai lầm; tuy thế rất ít người dám chiến đấu với nó.
Mặt khác, sẽ còn lâu mới bước vào giai đoạn tàn lụi, ý tưởng về bình đẳng vẫn tiếp tục tiến triển. Chính vì nhân danh nó mà chủ nghĩa xã hội, dường như chẳng bao lâu nữa sẽ nô lệ hoá phần lớn các dân tộc của phương Tây, mạo nhận là bảo đảm hạnh phúc cho họ. Chính vì nhân danh nó mà người phụ nữ hiện đại, quên đi những dị biệt tâm lý sâu xa khiến họ khác biệt với đàn ông, cũng đòi hỏi những quyền và sự giáo dục như đàn ông, và nếu thành công, họ sẽ biến phái nam của Châu Âu thành một kẻ du mục không tổ ấm, không gia đình.