Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người – Tế Đằng Dũng
PHÂN LOẠI TẦNG NHU CẦU
Cổ xưa có câu “ăn mặc đủ mà biết lễ tiết”. Dù là ai nếu đói bụng thì nhu cầu đầu tiên là ăn uống. Sau khi người ta được giải thoát khỏi đói khát mới nghĩ đến đáp ứng yêu cầu xã hội như danh dự, địa vị, …
Đem liên hệ nhu cầu giống nhau của mỗi cá nhân thì sẽ hình thành tầng nhu cầu. Trong cuộc sống người ta ở trong những tầng nhu cầu khác nhau. Mỗi cá nhân trong hiện thực đều đáp ứng mỗi loại nhu cầu để sống. Sau khi nhu cầu phấn đấu của con người được đáp ứng thì nó sẽ tự nhiên mất đi, đồng thời con người sẽ đề ra tầng nhu cầu cao hơn mà phấn đấu. Con người ta không ngừng theo đuổi nhu cầu và mục tiêu mới.
Dựa theo quan điểm tầng nhu cầu của các nhà tâm lý, đại khái chúng ta có thể phân làm 5 tầng nhu cầu sau đây:
Nhu cầu tâm lý
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu yêu và nhu cầu sở thuộc
Nhu cầu được thừa nhận và tôn kính
Nhu cầu tự mình thực hiện.
Cuộc đời cũng giống như bước lên một thềm, từ dưới lên trên từng bậc một cũng là từng bước đáp ứng một số nhu cầu đó. Nhưng trong cuộc sống có lúc khó tránh khỏi tụt bậc, cũng là nhu cầu con người từ tầng cao hạ xuống bậc thấp.
Dưới đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể xem trong tình hình nào côn người sẽ nảy sinh nhu cầu tương ứng nào?
Để duy trì cuộc sống trước hết con người phải đáp ứng nhu cầu sinh lý. Nhu cầu sinh lý bao gồm ăn, ngủ, thở, nếu như trong thời gian dài mà một trong số nhu cầu đó không được đáp ứng thì con người không có cách nào duy trì cuộc sống bình thường.
Thí dụ, người tuyệt thực có thể không ăn uống gì trong hai, ba ngày nhưng nếu một tuần không ăn gì thì e rằng sẽ chết đói. Nhưng nếu con người ta sống trong trạng thái nửa no nửa đói thì sẽ kéo dài sự sống tương đối lâu. Thực tế trên thế giới như ở châu á, châu Phi còn 1/3 số người chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề ăn mặc cho nên các cấp lãnh đạo vẫn không ngừng phấn đấu vì cuộc sống của công dân nước mình. Từ đó có thể thấy nhu cầu sinh lý là không những là nhu cầu cơ bản nhất mà còn là nhu cầu quan trọng nhất.
CẢM GIÁC AN TOÀN VÀ CẢM GIÁC QUY THUỘC
Gần đây người Nhật Bản đi du lịch ngày càng nhiều, hy vọng có thể tìm được cảm giác mới lạ trong những đêm sinh hoạt hương đồng gió nội. Nhưng những cuộc vui đó thường bị ngắt quãng bởi tiếng còi cảnh sát, thậm chí có cả những tiếng súng nổ. chính điều đó đã khiến cho những kẻ hiếu kỳ hưởng lạc cuộc sống trong khoảnh khắc mang nặng tâm lý sợ hãi, có người phải thu dọn hành lý về nước ngay. Điều đó thể hiện nhu cầu an toàn của con người.
Năm 1986, sau sự kiện Liên Xô thử vũ khí hạt nhân, chất phóng xạ bay đến các nước Bắc Âu. Khi người ta biết được tin tức này thì lập tức các tập đoàn du lịch đi châu Âu giảm quá nửa. Có những cặp vợ chồng định đi hưởng tuần trăng mật ở Châu Âu cũng thay đổi kế hoạch. Đó chính là lúc nhu cầu an toàn của con người phát huy tác dụng.
Dựa theo lý luận của các nhà tâm lý học, nhu cầu sinh lý cũng là nhu cầu an toàn. Nếu như nhu cầu sinh lý không được đáp ứng thì nhu cầu an toàn cũng mất hẳn. Trong lúc đói bụng thì con người ta không từ nguy hiểm nào. Nhưng khi nhu cầu sinh lý đạt đến mức độ nhất định thì con người không dễ mạo hiểm. Nếu như người ta sống ở Nhật Bản thì họ không quá lo lắng về vấn đề an toàn, dù một phụ nữ đi một mình trên đường phố lớn vào ban đêm cũng không xảy ra vấn đề gì. Điều này khó có được ở các nước khác. Trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí gió mưa, sấm chớp cũng khiến người ta cảm thấy nguy hiểm. Lúc đó con người ta cảm thấy có sự uy hiếp của tự nhiên nên có cảm giác muốn có được an toàn.
Sau khi nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn được đáp ứng thì sẽ nảy sinh cảm giác cô độc. Nếu như con người ta có cảm giác cô độc vắng vẻ thì cũng là lúc con người ta muốn giao tiếp với người khác. Đó là nhu cầu cần bạn bè, cần người thương yêu. Nếu như tình cảm đó không thực hiện được thì sẽ nảy sinh nguy cơ về mặt tình cảm. Đó chính là nhu cầu được yêu thương và sở thuộc. Con người ta lúc ở trong tầng nhu cầu an toàn thì nguyện vọng muốn yêu và được yêu hay được ở trong một tập thể càng trở nên mãnh liệt.
NHU CẦU TỰ MÌNH THỰC HIỆN.
Nhiệm vụ của một trung tâm cải cách giáo dục là: Tiến hành giáo dục toàn diện cho con người – không phải chỉ dạy con người ta học chữ mà còn học phương châm cơ bản của bản thân, học sự trưởng thành.
Nhà tâm lý học cho rằng sau khi đáp ứng nhu cầu tình cảm, người ta tự tiến đến tầng nhu cầu tự nguyện thừa nhận sự tôn kính. Trong tầng nhu cầu này không những chúng ta cần thừa nhận và tôn kính ai đó mà chính chúng ta muốn được tôn kính và thừa nhận. Giành được sự thừa nhận và tôn kính của người khác thì sẽ nảy sinh tâm lý tự tôn. Vì thế trong tầng nhu cầu này con người rất chú trọng lòng tự tôn, danh dự, tất cả những hành động đều đáp ứng lòng tự tôn và danh dự. Ở giai đoạn này con người ta không chỉ đáp ứng yêu cầu của một tập đoàn mà họ còn hi vọng được sự tôn kính và sự thừa nhận của mọi người trong xã hội.
Theo lý luận của các nhà tâm lý thì sau khi nhu cầu tôn kính, thừa nhận được đáp ứng, con người sẽ tìm cách tự biểu hiện mình. Để biểu hiện mình, con người tự làm phong phú cho mình và tự trưởng thành. Nhà tâm lý học chỉ ra rằng trong tầng nhu cầu này con người có thể tự mình hành động cho nên có khả năng biểu hiện rõ nhất phương thức sống của loài người. Tâm lý học gọi đó là nguyên nhân của “Tâm lý học nhân tính”.
Người ta dựa vào những nhu cầu hành động, lấy đó làm cơ sở thực hiện theo thứ tự và cuối cùng tự mình thực hiện. Điều đó làm con người ta sống chân chính, hoàn thiện.
Tâm lý học cho rằng: Bản tính và mục tiêu cuối cùng của con người là chân, thiện, mỹ. Trong thực tế phần nhiều con người đều nằm ở giai đoạn được thừa nhận và tôn kính. Vậy thì chân, thiện, mỹ là sự cao xa không thể với tới hay là xa vời với cuộc sống của chúng ta chăng? trên thực tế thì không phải như vậy. Mục tiêu cao nhất và sự theo đuổi cao nhất của mỗi cá nhân là thực hiện được cuộc sống của mình trong quan hệ giao tiếp. Chỉ khi con người không thoát ly được sự ràng buộc thừa nhận với được thừa nhận thì không có cách nào nhận biết được lý tưởng nhân sinh.