Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Thôi miên nhìn từ góc độ tâm lý học – Lý Ưng
“Thôi miên”, còn gọi là “Thôi hồn đại pháp”, là phương pháp khống chế hành vi, tâm lý… của con người. Trong thời cổ đại, con người cho rằng “linh hồn”, “tâm” là thế lực điều phối hành vi, tâm lý của mình, họ chưa biết rằng trung tâm điều phối ấy chính là đại não, vì thế họ gọi hiện tượng khống chế hành vi, tâm lý của một người lên người khác là “thôi hồn”, là “thôi miên”. Mấy ngàn năm nay, “Thôi miên thuật” tồn tại trong nhân gian bằng diện mạo thần bí, con người biết đến nó phần lớn là thông qua tiểu thuyết, phim ảnh; nó được dùng để trang bị cho những nhân vật bàng môn tả đạo, thần bí, ma quái, vô hình; mang đến cho mọi người cảm giác hoang mang, sợ hãi, cuối cùng bị xem như một loại “yêu thuật”. Chúng tôi cho rằng đã đến lúc nhìn “Thôi miên thuật” trên lập trường của khoa học hiện đại, trả về cho nó những giá trị vốn có.
Lịch sử ứng dụng thuật thôi miên khá dài lâu, vốn có từ thời đại nguyên thuỷ. Nó có mối liên quan mật thiết với tôn giáo, chính trị và y học. Trong thời đại khoa học ngày nay, phạm vi sử dụng của nó ngày càng rộng rãi hơn. Nó chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong tâm lý học cổ kim. Không ít các nhà khoa học trên thế giới đã dày công nghiên cứu thuật thôi miên từ nhiều góc độ khác nhau. Họ sớm khẳng định tính khoa học và giá trị ứng dụng của thuật thôi miên vào y học trị liệu và đời sống hàng ngày, có thể nói “thần mật” của thuật thôi miên đã bị con người khám phá!
Các bộ tiểu thuyết võ hiệp hiện đại thường có những cảnh thế này: Một đại hiệp sĩ đang đánh nhau với yêu quái đã sắp thắng, nhưng yêu quái bỗng lấy ra quả cầu bằng thuỷ tinh chiếu vào mắt hiệp sĩ, hiệp sĩ bị bất ngờ đánh mất tập trung trong giây lát. Chỉ chờ có vậy, yêu quái lập tức niệm chú, hiệp sĩ bị chú thuật ấy thôi miên, bị khống chế.
Vậy thuật thôi miên có thật giống như thế không?
Người nắm được thuật thôi miên có thể khống chế được người khác không?
Chúng ta có nên học thuật thôi miên không?
Muốn trả lời cho các câu hỏi này, chúng ta phải tìm hiểu thế nào là thuật thôi miên. Trong quyển sách này chúng tôi sẽ giải thích thuật thôi miên từ khi ra đời, quá trình phát triển và giá trị tồn tại của nó trong thời đại cổ xưa cũng như thời hiện đại.
Người đọc có thể sẽ hỏi:
– Tôi có thể học thuật thôi miên không?
Chúng tôi khẳng định rằng có thể.
“Nhiếp tâm” là chỉ sự khống chế tâm lý người khác. “Nhiếp tâm thuật” là chỉ cho các phương pháp thôi miên. Từ xưa đến nay người ta dùng thuật thôi miên vào nhiều mục đích khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn là thao túng thân tâm của người khác.
Nói theo nghĩa rộng, từ ngày có nhân loại là đã có thuật thôi miên. Thời cổ đại đã có hai pháp môn thuật thôi miên, đó là chúc do thuật và thuật thôi miên. Ở Trung Quốc, chúc do thuật là một phương pháp thôi miên được sử dụng rộng rãi trong việc trị bệnh. Điều này còn được ghi chép lại trong bộ sách y học nổi tiếng của Trung Quốc là “Hoàng Đế Nội kinh”.
Ở các nước Âu, Mỹ, phương pháp thôi miên thường được gọi là “thuật thôi miên”. Phạm vi ứng dụng của thuật thôi miên cũng vô cùng rộng lớn, nhưng được dùng nhiều nhất là trong tâm lý trị liệu. Đến thế kỷ XIX, thuật thôi miên được gọi chung là “vu thuật”. Có học giả còn cho rằng thuật thôi miên là kỹ thuật thôi miên của người cổ đại, được các dân tộc thiểu số gìn giữ và lưu truyền ra thế giới bên ngoài.
Trong thời cổ đại, chính trị, y học, nông nghiệp v.v… đều liên quan mật thiết đến tôn giáo. Điều này chính là điểm hấp dẫn các nhà nghiên cứu hiện đại. Tại sao tôn giáo có sức ảnh hưởng lớn như vậy?
Muốn hiểu được điều này chúng ta hãy thử xem một vài hoạt động mê tín ở một số địa phương Trung Quốc.
Đây là hoạt động mê tín của một số dân tộc thiểu số vùng Quảng Đông, Quảng Tây, Quế Châu…
Khi gia đình có người chết, người ta lập tức mời vu sư đến cúng tế. Phục trang của vu sư như thần như quỷ, hết sức dị thường. Vu sư mang theo các đồ đệ, ngồi xung quanh linh cữu của người chết niệm thần chú, gõ thanh la, đốt hương, đốt giấy tiền, vàng bạc, v.v… lúc khoảng 10 giờ đêm. Những người xun quanh nhìn, nghe… cũng dường như đều bị hút hồn theo. Đột nhiên trong các đồ đệ của vu sư có người ngã ra bất tỉnh nhưng hai mắt vẫn mở trừng trừng. Có người thì ngậm miệng không nói, có người thì nói năng lung tung, có người lại tự xưng là Thiên cẩu tinh, Thái Bạch kim tinh v.v…