Downloadsachmienphi.com

Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự

Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự - Nhiều Tác Giả
Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự –

Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự

Tác Giả:

Thể Loại: Văn Học Việt Nam

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Áo Bay Khép Mở Nhiều Tâm Sự –

“ Tâm tư khép, mở đôi tà áo…” (Đinh Hùng)

Theo bước chân trường tồn của đôi bờ sông Hương, mái chùa Thiên Mụ, tà áo dài Huế cùng chiếc nón bài thơ đã trở thành một biểu tượng đẹp của xứ mộng mơ. Những tà áo tím bên dòng hay những tà áo trắng của nữ sinh Đồng Khánh qua bến đò Thừa Phủ, qua cầu Trường Tiền… tím buồn và trắng vui, khép mở bao niềm tâm sự. Áo dài Huế gần gũi không chỉ với nữ sinh Đồng Khánh hay phụ nữ khuê các mà còn rất mặn mà với giới bình dân mua gánh bán bưng. Trong tấm áo dài bạc màu vì một nắng hai sương, nối tay, nối vạt vì thiếu vải hay may bằng nhung điều quyền quý, người phụ nữ vẫn phảng phất nét đoan trang, dịu dàng đến e ấp, nhẹ như tà áo bay bay trong gió thời gian…

Dòng sông hợp lưu văn hóa

Trương Thị Cúc

Sông Hương, một dòng sông đẹp, sôi nổi với những ghềnh thác đầu nguồn, mềm mại quàng lấy thành phố như một dải lụa, hài hòa tuyệt diệu với thiên nhiên xinh đẹp và hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, đền chùa; với hàng trăm điệu hò, điệu lý; với những ngày hội vật, hội đua trải, đua ghe; với mảnh vườn và con người xứ Huế, là nguồn cảm hứng vô tận của người nghệ sĩ, thu hút sự say mê của nhiều khách phương xa. Không những là một dòng sông lịch sử, sông Hương còn là không gian văn hóa làm nẩy sinh những loại hình nghệ thuật, những hội hè đình đám, là không gian của thi ca, nhạc họa, là dòng chảy để văn hóa Huế luân lưu không ngừng.

Có lẽ ngay từ buổi đầu của lịch sử , khi những chiếc thuyền độc mộc lững lờ trôi trên dòng sông cổ xưa, những câu hò mênh mang sông nước cũng đã ra đời, làm sản sinh những điệu mái nhì, mái đẩy da diết của Huế sau này. Âm điệu đặc trưng đó cũng thấm đượm trong những làn điệu lý Huế, ca Huế, âm nhạc truyền thống cung đình Huế và còn lan mãi đến tận những bài nhạc Huế bây giờ.

Bằng một giai điệu mượt mà, trầm bổng, chậm rãi và khoan thai, điệu hò mái nhì xứ Huế bao giờ cũng ngân nga vang vọng, để rồi chùng xuống, lắng dần với những lời tự tình man mác, trải nỗi buồn dài theo sông nước:

Núi Ngự Bình mơ màng trăng gió

Niềm tâm sự ai thấu rõ cho mình

Đoái nhìn sông Hương nước chảy thanh thanh

Sông bao nhiêu nước, dạ em thương mình bấy nhiêu

Biến thể của hò mái nhì, hò mái đẩy không ngân nga sâu lắng mà khỏe khoắn hơn, nhanh hơn. Câu hò như muốn góp sức giúp thuyền chở nặng vượt qua những quãng sông dài, những dải đầm phá mênh mông. Nhưng như một định mệnh gắn liền với dòng sông, hò mái đẩy của Huế cũng vẫn da diết buồn:

Thiếp nhớ chàng tấm phên hư, nuột lạt đứt

Chàng nhớ thiếp khi đắng nước, nghẹn cơm

Ba trăng là mấy mươi hôm

Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau

(Gió nồm gió nam)

Cung bậc trầm lắng, mênh mang sông nước, gây xốn xang lòng người của những điệu hò xứ Huế lại mang đậm âm hưởng xa xôi huyền bí của vùng đất Ô Lý một thời để tạo ra loại ngũ cung Huế – “ngũ cung hơi nam giọng ai”- trữ tình, sâu lắng. Từ những điệu hò da diết trên sông, lối hát giao duyên tự tình Huế – lý Huế – đã ra đời bên dòng sông yên ả, mang đậm dấu ấn những ngữ âm, ngữ điệu rất Huế.

Canh một thơ thẩn vào ra

Chờ trăng, trăng xế, chờ hoa, hoa tàn

Canh hai thắp ngọn đèn loan

Chờ người quân tử thở than đôi lời

Canh ba sương nhuộm cành mai

Bóng trăng em ngỡ bóng ai mơ màng

Canh tư xích cửa then vàng

Một mình vò võ đêm trăng xế lần

Canh năm mê mẩn tâm thần

Đêm tàn, trăng lụn, rạng đông lên rồi.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo