Downloadsachmienphi.com

Duy biểu học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Duy biểu học –

Tụng đây có nghĩa là một bài kệ, tiếng phạn là Karika. Ngũ thập tụng là năm mươi. Duy biểu là tên mới của Duy Thức. Có hai tiếng Phạn có thể dịch thành thức. Tiếng thứ nhất là vijnana, tiếng thứ hai là vijnapti.

Tiền từ vi có nghĩa là phân biệt, xét đoán, nhận thức. Bất cứ chữ nào có chữ vi ở đầu đều có nghĩa như vậy. Ví dụ như tàng thức dịch là alayavijnana. Chữ thứ hai là vijnapti có thể dịch là thức, cũng có thể dịch là biểu. Chữ biểu có thể dịch là manifestations, perceptions, announcing. Vijnapti. Cũng có tiền từ vi nên cũng có nghĩa là phân biệt. Perception là phân biệt. Thầy Huyền Trang (thế kỷ thứ bảy) dịch vijnana là thức mà vijnapti cũng dịch là thức. Nhưng bây giờ trong giới Phật học thích dịch vijnapti là Biểu Biệt. Biệt này có nghĩa là phân biệt. Vì là phân biệt nên dịch là perceptions. Biểu là biểu hiện cho mình thấy. Ví dụ như cái giận của mình, nó luôn có hạt giống trong tâm của mình, thức hay ngủ mình đều mang theo hạt giống đó trong tâm, nhưng mà nó chưa biểu hiện. Chỉ khi nào có cơ hội, có điều kiện thì mới đùng đùng nổi giận, nổi tam bành lục tặc lên. Khi đó gọi là Biểu.

Khi mà vật chất hình tướng, biểu hiện ra rồi thì gọi là vijnaptirupa, gọi là Biểu sắc. Sắc đây là màu sắc, hình dáng: form. Sắc cũng có nghĩa là năng lượng: energy. Ví dụ khi mình đẩy xe ba gác thì cái xe là sắc, mà con người đẩy xe cũng là sắc, và sức lực, năng lượng cố gắng đẩy xe cũng là sắc. Mình thấy rõ ràng ba cái: cái xe, thân thể mình và năng lượng đẩy xe đều là sắc. Cái năng lượng có sẵn trong mình nên chưa đẩy xe nên chưa thấy. Và khi mình đẩy xe thì thấy sức mạnh của chàng trai hay cô gái đó. Khi nó biểu hiện cho mình thấy thì gọi nó là biểu sắc (vijnaptirupa). Ví dụ sau khi mình thọ nhận giới đặc biệt các giới lớn hoặc Tiếp Hiện. Trước một đại chúng đông đảo với hội đồng truyền giới, vừa thọ xong giới mình thấy một nguồn năng lượng lớn trong mình, mình biết là có giới thể, bắt đầu trở thành một người khác, không phải là khác hẳn nhưng mình biết có một nguồn năng lượng mới ở trong. Hay là mới thọ giới Sa di ni, mình mới cạo đầu, có mười giới, thì trở thành người xuất gia, và có một nguồn năng lượng dồi dào, nguồn năng lượng của sơ tâm (beginner’s mind) mạnh lắm. Nhìn vào con mắt mình ai cũng thấy sáng ra. Cái dáng đi mình cũng vậy, đôi khi nó biểu hiện. Người ta thấy được nguồn năng lượng trong người mới thọ giới. Đó gọi là Giới thể.

Nhưng khi giới tử ngủ, người ta không thấy được nguồn năng lượng đó nhưng mà nó có. Sau khi thọ giới, giới thể trong con người mình là năng lượng. Nó là sắc nhưng không phải là biểu sắc mà là Vô biểu sắc. Cái sơ tâm của người mới tu học rất là mạnh. Khi mình có Bồ Đề tâm là có nó rồi. Quý thầy hay dùng cái giới thể để ví dụ về Vô biểu sắc. Còn khi người con trai hay người con gái bị tiếng sét của thì trong lòng mình cũng có một khối nội kết, cái đó cũng là Vô biểu sắc. Đi đứng nằm ngồi gì cũng bị cái đó điều khiển, ngủ không được ăn không được. Đó cũng là một loại Vô biêu sắc. Nhưng nó động và mất an lạc nhiều hơn là Vô biểu sắc về giới thể. Một thọ giới thì có giới thể là một loại Vô biểu sắc, làm cho mình ngày thêm vững vàng an ổn, mạnh khỏe, còn năng lượng của tiếng sét ái tình thì ngược lại.

Trong truyện Kiều khi nói về Thúy Kiều cụ nói rằng:

“Đã mang lấy một chữ tình,

Khăng khăng mình buộc lấy mình vào trong.

Vậy nên những chốn thong dong,

Ở không an ổn, ngồi không vững vàng”.

Trong khi đó Vô biểu sắc của giới thể làm cho mình yên ổn vững vàng hơn. Cho nên một bên thì:

“Ma đưa lối, quỷ dẫn đàng,

Lại tìm những chốn đoạn tràng mà đi”.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo