Downloadsachmienphi.com

Henry Ford Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi

Henry Ford Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi - Henry Ford
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi – Henry Ford

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi

Tác Giả:

Thể Loại: Tiểu Sử – Hồi Ký

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi – Henry Ford

sinh ra trong một gia đình nông dân khá giả tại thị trấn Springwells (bây giờ thuộc thành phố Dearborn, bang Michigan). Bố ông, William và Mary Ford, đến từ hạt Cork, Ireland, sở hữu một trang trại ở đây. Ông là con cả trong số 6 anh chị em. Khi còn nhỏ, Henry đã say mê máy móc. Ông thích tháo lắp mọi thứ trong xưởng của cha hơn là làm các việc lặt vặt trong trang trại. Khi 13 tuổi, lần đầu tiên trong đời, ông nhìn thấy một cái máy “tự đi”, một cái máy đập lúa chạy bằng hơi nước.

Năm 1879, ông rời nhà đến thị trấn Detroit gần đó để làm người thợ học việc. Lúc đầu, ông làm cho công ty James F. Flower & Bros., sau đó là cho công ty Detroit Dry Dock. Năm 1882, ông trở lại Dearborn làm việc trong trang trại của gia đình và trở nên rất thông thạo trong việc vận hành các động cơ hơi nước xách tay của Westinghouse. Nhờ đó, ông được công ty Westinghouse thuê làm bảo dưỡng cho các động cơ hơi nước của họ. Sau đám cưới với Clara Bryant năm 1888, Ford tự kiếm sống bằng nghề nông và mở một xưởng cưa.

Năm 1891, Ford trở thành kỹ sư của công ty Điện chiếu sáng Edison. Sau khi được thăng chức kỹ sư trưởng năm 1893, ông đã có đủ thời gian và tiền bạc để đầu tư cho những thí nghiệm cá nhân về động cơ đốt trong. Năm 1896, những thử nghiệm này đã đạt đến đỉnh cao với việc ông chế tạo hoàn chỉnh một chiếc xe mà ông đặt tên là Quadricycle, ông đã lái thử chiếc xe này vào ngày 4 tháng 6 năm đó.

Sau ban đầu này, Ford rời công ty Edison để cùng một số nhà đầu tư khác lập nên công ty Ôtô Detroit. Chẳng bao lâu sau, công ty này phá sản do Ford phớt lờ việc tìm cách bán được ôtô mà mải mê nghiên cứu cải thiện thiết kế. Sau đó, Ford đưa xe đi đua với xe của các nhà sản xuất khác để quảng bá ưu điểm vượt trội trong mẫu thiết kế của mình. Do say mê xe đua, Ford lập công ty thứ hai, công ty Henry Ford. Ngày 10/10/1901, ông đích thân lái chiếc Quadricycle và đã chiến thắng trong cuộc đua với Alexander Winton, một tay đua nổi tiếng và rất được hâm mộ. Năm 1902, Ford bị các nhà đầu tư, trong đó có Henry M.Leland, buộc thôi việc và công ty này sau đó đổi tên thành Hãng Cadillac.

Tập đoàn Ôtô Ford

Ngày 11/6/1903, Henry Ford, cùng 11 nhà đầu tư và 28.000 đô la tiền vốn, lập nên tập đoàn Ôtô Ford. Ford đã lái một chiếc xe với thiết kế mới trong một màn trình diễn trên mặt hồ St. Clair đóng băng với tốc độ kỷ lục lúc bấy giờ: chiếc xe chạy hết quãng đường dài một dặm trong 39,4 giây. Bị này thuyết phục, tay đua ôtô nổi tiếng Barney Oldfield, người đặt tên cho mẫu xe này là “999”, đã đem chiếc xe đi khắp nước Mỹ, nhờ đó góp phần làm tên tuổi Ford nổi tiếng. Henry Ford cũng là một trong những người đầu tiên ủng hộ cuộc đua Indianapolis 500.

Mẫu Model T

Năm 1908, tập đoàn Ford cho ra mắt loại xe hơi Model T. Từ năm 1909 đến năm 1913, Ford bắt tay vào việc cải thiện Model T để tham gia đua xe. Chiếc xe của ông đã về đích đầu tiên (mặc dù sau đó bị truất ngôi vô địch) trong cuộc đua “xuyên đại dương” (vòng quanh nước Mỹ) năm 1909 và lập kỷ lục tốc độ trong một dặm tại cuộc đua Detroit Fairgrounds năm 1911 cùng tay đua Frank Kulick. Năm 1913, Ford cố đưa chiếc Model T cải tiến vào cuộc đua Indianapolis 500, nhưng quy định đòi hỏi chiếc xe phải nặng thêm 1.000 pao (450kg) nữa mới đủ điều kiện tham dự khiến Ford rút khỏi cuộc đua.

Đến năm 1913, đua xe không còn quan trọng trong việc thu hút công chúng nữa vì bản thân chiếc Model T đã quá nổi tiếng và có mặt ở khắp nước Mỹ. Cũng trong năm này, việc Henry Ford đưa dây chuyền lắp ráp tự động vào hoạt động trong các nhà máy đã cho phép năng suất tăng đột biến. Mặc dù người ta thường công nhận rằng đây là ý tưởng của Ford, nhưng cũng có những nguồn tin cho rằng người đưa ra và phát triển ý tưởng này là Clarence Avery, P.E. “Ed” Martin, Charles E. Sorensen, và C.H. Wills.

Đến năm 1918, một nửa số ôtô trên toàn nước đều là xe Model T. Loại xe này vốn được Henry Ford nhiệt tình ủng hộ vẫn duy trì được sự nổi tiếng đến năm 1927, với tổng sản lượng là 15 triệu chiếc. Đây là kỷ lục đến 45 năm sau mới bị phá vỡ.

Ngày 1 tháng 1 năm 1919, sau thất bại trong việc giành một ghế tại Thượng viện Mỹ, Henry Ford nhường lại chức chủ tịch tập đoàn Ford cho Edsel, con trai ông, mặc dù ông vẫn can thiệp rất sâu vào quá trình quản lý. Hầu hết các quyết định của tập đoàn đều phải được Henry thông qua, mà thường thì Henry hay đi ngược lại các quyết định này. Đồng thời lúc này, Henry và Edsel mua lại tất cả các cổ phần còn lại từ các nhà đầu tư khác, để trở thành người chủ duy nhất. Tập đoàn này là sở hữu cá nhân của gia đình nhà Ford cho đến tận năm 1956 khi họ cho phép công chúng được mua một phần cổ phiếu nhưng không được quyền quản lý.

Giữa thập niên 1920, doanh số của Model T bắt đầu sụt giảm do ngày càng có nhiều hãng khác tham gia cạnh tranh. Các nhà sản xuất khác đưa ra các chính sách thanh toán, qua đó khách hàng có thể mua những chiếc xe có nhiều tính năng và phong cách cơ khí hiện đại mà chiếc Model T không có. Bỏ ngoài tai những đề xuất của Edsel, Henry vẫn kiên quyết từ chối không chịu kết hợp thêm các tính năng mới cho chiếc Model T hay lập chính sách giá mới để thu hút khách hàng.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo