Downloadsachmienphi.com

Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên Amazon

Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên Amazon - Brad Stone
Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên Amazon –

Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên

Tác Giả:

Thể Loại: Kinh Tế

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Jeff Bezos Và Kỷ Nguyên Amazon –

Vào đầu những năm 1970, Julie Ray, người phụ trách siêng năng bị cuốn hút vào một chương trình độc đáo dành cho trẻ em năng khiếu của trường công tại Houston, bang Texas, Mỹ. Con trai của cô nằm trong số những học viên đầu tiên tham gia chương trình. Sau này chương trình mang tên Vanguard, có mục tiêu hướng tới thúc đẩy sự sáng tạo và tính độc lập ở mỗi học viên, nuôi dưỡng những ý tưởng sáng tạo. Ray thực sự say mê chương trình giảng dạy và môi trường có những giáo viên và cha mẹ đầy lòng nhiệt tình, nên cô nghiên cứu những trường học có chương trình tương tự trong bang để viết một cuốn sách về sự chuyển mình trong giáo dục tài năng trẻ tại bang Texas.

Một vài năm sau, khi con trai cô học tiểu học, Ray tiếp tục tham gia tìm hiểu chương trình của trường tiểu học River Oaks nằm ở phía tây khu thương mại Houston. Hiệu trưởng của trường chọn một học sinh đi cùng với cô trong chuyến thăm, một cậu bé lớp 6 có mái tóc hung và ăn nói trôi chảy. Cha mẹ cậu bé yêu cầu không sử dụng tên thật nên Ray đã gọi cậu bé là Tim.

Trong cuốn sách Bật sáng những bộ óc thông minh: Góc nhìn của cha mẹ vào chương trình đào tạo tài năng tại Texas (Turning On Bright Minds: A Parent Looks at Gifted Education in Texas), Julie Ray mô tả Tim là “một học sinh có trí thông minh tuyệt vời, thân thiện nhưng nghiêm túc”. Theo lời giáo viên của cậu thì cậu bé “đặc biệt không có năng khiếu lãnh đạo”, nhưng cậu lại bước đi tự tin giữa các bạn đồng trang lứa và tán dương mạch lạc về sự hấp dẫn một cuốn tiểu thuyết của tác giả J.R.R. Tolkien mang tên The Hobbit mà cậu đang đọc dở.

Cậu bé 12 tuổi thực sự mang trong mình tính tranh đua. Cậu nói với Ray rằng cậu đang đọc rất nhiều loại sách khác nhau để được nhận danh hiệu người đọc sách đặc biệt, nhưng lại so sánh bản thân bị bất lợi với một bạn nữ cùng lớp, vì cô bé tuyên bố thông tin chưa được kiểm chứng rằng mỗi tuần cô đọc hàng tá cuốn sách. Tim cũng cho Ray xem một dự án khoa học mà cậu bé đang thực hiện, được gọi là khối hộp vô tận. Đó là một chiếc máy chạy bằng pin với những chiếc gương quay tạo ra ảo giác quang học về một đường hầm vô tận. Tim mô phỏng thiết bị theo sản phẩm bán tại cửa hàng có giá 22 đô la, và tự tin nói với Ray rằng “của cháu rẻ hơn”. Giáo viên phụ trách nói rằng, ba trong số những dự án của Tim đang tham gia tranh tài với những ứng viên là học sinh tiểu học và trung học khác tại cuộc tranh giải khoa học của địa phương.

Nhà trường ca ngợi năng lực sáng tạo của Tim, nhưng có người đã dè chừng tài năng của cậu. Cậu đã thực hiện khảo sát đánh giá những giáo viên lớp 6 trong một bài tập thống kê bảng của môn Toán. Theo lời của Tim, mục tiêu khảo sát là để đánh giá giáo viên về “cách thức họ giảng dạy, không phải là một cuộc đua để nổi tiếng”. Đối tượng khảo sát là bạn học cùng lớp. Vào thời điểm Ray tiến hành khảo sát, cậu đang trong giai đoạn tính toán kết quả và sơ đồ hóa năng lực giảng dạy của mỗi giáo viên.

Một ngày bình thường của Tim, theo như miêu tả của Ray, diễn ra với những hoạt động cố định. Cậu thức dậy sớm để bắt xe buýt tới trường lúc 7 giờ. Cậu tới trường cách nhà khoảng 32 km và tham gia hàng loạt lớp học như toán, tập đọc, thể dục, khoa học, tiếng Tây Ban Nha và nghệ thuật. Cậu vẫn có thời gian dành cho những dự án cá nhân và thảo luận nhóm nhỏ. Julie Ray miêu tả, trong một tiết học, bảy học sinh bao gồm cả Tim, ngồi trong một vòng tròn hẹp bên trong văn phòng hiệu trưởng để luyện tập bài tập dành cho tư duy hiệu quả. Học sinh được yêu cầu đọc thầm những câu chuyện ngắn mà chúng nhận được, sau đó thảo luận. Câu chuyện đầu tiên về những nhà khảo cổ học quay về sau một chuyến thám hiểm và thông báo họ đã khám phá ra nơi cất giấu những đồ tạo tác quý giá của người xưa, tuy nhiên sau đó, những phát biểu trên hóa ra đều là ngụy tạo. Ray ghi lại những mẩu thông tin nhỏ của cuộc đối thoại sau đó:

“Họ muốn trở lên nổi tiếng. Họ bỏ qua những thứ họ không muốn đối mặt.”

“Một số người trải qua những năm tháng cuộc đời với suy nghĩ không thay đổi.”

“Bạn nên bình tĩnh. Phân tích những gì bạn phải làm”. Tim nói với Julie Ray rằng, cậu thực sự thích những bài tập kiểu này. “Thế giới xung quanh vận hành như vậy, một ai đó có thể yêu cầu bạn làm gì đó. Bạn phải có khả năng suy nghĩ những điều bạn sẽ làm cho bản thân.”

Ray nhận thấy không thể thuyết phục một nhà xuất bản quan tâm tới cuốn Bật sáng những bộ óc thông minh. Những biên tập viên tại các nhà xuất bản lớn nói rằng chủ đề của sách quá hẹp. Do vậy, vào năm 1977, cô đã tự bỏ tiền túi từ thu nhập viết cho một catalog trong lễ và in một nghìn cuốn sách bìa mềm rồi tự tay phân phát chúng.

Hơn 30 năm sau, tôi đã tìm thấy một bản sao tại Thư viện Công Houston. Tôi cũng tìm hiểu thông tin về Julie Ray. Cô đang sống tại Trung tâm Texas, lập kế hoạch và truyền thông trong lĩnh vực môi trường và văn hóa. Cô nói rằng cô đã quan sát Tim trưởng thành, sau đó trở lên nổi tiếng và giàu có trong vòng 20 năm qua với sự ngưỡng mộ và sửng sốt, nhưng không quá bất ngờ. “Khi gặp Tim lúc cậu còn nhỏ, tôi biết rằng khả năng của cậu là không có gì cần bàn cãi, và tài năng này hoàn toàn được nuôi dưỡng và khuyến khích bởi chương trình mới đó,” Ray nói. “Chương trình cũng nhận được lợi ích khi ghi nhận những phản hồi và niềm thích thú đam mê học hỏi của cậu bé. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chương trình.”

Ray hồi tưởng về câu nói của một giáo viên nhiều năm trước, khi được yêu cầu tiên đoán về khả năng của cậu bé. “Tôi thực sự không thể nói bất cứ điều gì,” giáo viên trả lời. “Tôi chỉ có thể nói rằng dường như khả năng của cậu bé là không giới hạn, khi chỉ nhận được một chút chỉ dẫn.”

Cuối năm 2011, tôi tới thăm “Tim” – tên thật là Jeff Bezos – tại trụ sở công ty Amazon.com ở Seattle của cậu. Mục đích của chuyến thăm là nhằm thuyết phục Jeff hợp tác thực hiện cuốn sách này, một nỗ lực để ghi chép những mốc chính trong quá trình tạo dựng một đế chế công nghệ đầy cải tiến, đột phá. Amazon.com nằm trong danh sách những công ty đầu tiên nắm bắt cơ hội phát triển đầy hứa hẹn của Internet, và đem lại lợi ích thay đổi vĩnh viễn cách thức chúng ta mua sắm và đọc sách.

Amazon hiện diện ngày càng nhiều nơi trong xã hội hiện đại. Hàng triệu người thường xuyên truy cập trực tiếp website của công ty hoặc những trang vệ tinh như Zappos.com và Diapers.com, đóng vai trò chủ đạo thúc đẩy trong bất kỳ xã hội tư bản nào: đó là để tiêu dùng. Trang web Amazon cung cấp lựa chọn đa dạng bao gồm sách, phim, dụng cụ làm vườn, đồ nội thất, thực phẩm và những vật dụng kỳ quặc như chiếc mũ hình sừng con kỳ lân dành cho mèo (có giá 9,5 đô la) và tủ đựng súng an toàn có khóa điện tử nặng khoảng 454kg (có giá 903,53 đô la) mà khách hàng có thể nhận được sau từ 3-5 ngày đặt hàng. Công ty cung cấp dịch vụ gần như hoàn hảo, đem đến sự hài lòng cho khách hàng, giao các sản phẩm kỹ thuật số chỉ trong một vài giây và sản phẩm thông thường chỉ trong một vài ngày. Sẽ thật khó để tìm thấy bất kỳ lời phàn nàn nào của khách hàng về đơn hàng, vì đơn giản hàng hóa đã được giao đến cửa nhà trước thời điểm khách hàng dự tính.

Amazon đạt doanh thu 61 tỉ đô la trong năm 2012, năm thứ 17 công ty đi vào hoạt động, và sẽ trở thành nhà bán lẻ tăng trưởng nhanh nhất lịch sử khi vượt qua con số 100 tỉ đô la. Cái tên Amazon được khách hàng yêu thích và gây ra nỗi sợ hãi cho những đối thủ cạnh tranh. Thậm chí, Amazon đã trở thành thuật ngữ kinh doanh một cách không chính thức và không hoàn toàn mang nghĩa tích cực. To be Amazoned (Bị Amazon hóa) có nghĩa là “phải bất lực đứng nhìn một công ty mới phất từ Seattle chiếm được khách hàng và lợi nhuận của công ty kinh doanh sử dụng mạng lưới phân phối truyền thống”.

Đối với đa số công chúng, lịch sử của Amazon là một trong những câu chuyện điển hình cho kỷ nguyên Internet. Công ty khởi nghiệp khiêm tốn khi ban đầu chỉ bán sách trực tuyến. Sau đó, bắt kịp làn sóng đang lên đầu tiên trong giai đoạn huy hoàng của kỷ nguyên dot-com vào cuối những năm 1990, công ty tham gia kinh doanh âm nhạc, phim ảnh, đồ điện tử và đồ chơi. Tránh được thảm họa bong bóng dot-com vỡ vào năm 2000, 2001 và bất chấp làn sóng hoài nghi về tương lai của kinh doanh trực tuyến, công ty hoàn thiện hệ thống phân phối hàng hóa và triển khai mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực phần mềm, trang sức, quần áo, đồ dùng thể thao, phụ tùng ô tô – bất kỳ hàng hóa gì mà bạn có thể nghĩ tới. Ngay khi vừa trở thành nhà bán lẻ hàng đầu trên Internet và cổng giao dịch hàng đầu dành cho những nhà khác kinh doanh hàng hóa của họ, Amazon đã tái định vị bản thân một lần nữa để trở thành một công ty công nghệ linh hoạt bán hạ tầng điện toán đám mây với tên gọi Amazon Web Services (Dịch vụ Web Amazon) và những thiết bị kỹ thuật số thiết thực có mức giá vừa phải, như thiết bị đọc sách điện tử Kindle và máy tính bảng Kindle Fire.

“Đối với cá nhân tôi, Amazon là câu chuyện của một người sáng lập đầy tài năng đã hoàn toàn tự mình định hướng tầm nhìn chiến lược,” Eric Schmidt, chủ tịch của Google – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Amazon, phát biểu. Chính bản thân ông cũng là thành viên của dịch vụ Amazon Prime – giao hàng trong hai ngày của Amazon. “Sẽ chẳng có ví dụ nào hay hơn. Có lẽ chỉ có thể là Apple, nhưng người ta quên rằng hầu hết mọi người tin Amazon đã sụp đổ do không đạt được quy mô kinh doanh cần thiết để trang trải kết cấu chi phí. Công ty liên tục thua lỗ hàng trăm triệu đô la. Nhưng Jeff quả thực là người có tài ăn nói và rất thông minh. Ông là một mẫu người sáng lập doanh nghiệp có chuyên môn điển hình nên hiểu từng chi tiết nhỏ nhất và cẩn trọng xem xét mọi khía cạnh hơn bất kỳ ai.”

Mặc dù giá cổ phiếu của công ty tăng cao chóng mặt trong thời gian gần đây, nhưng Amazon vẫn là công ty ẩn chứa các vấn đề kỳ lạ. Những chỉ số quan trọng trên bảng cân đối kế toán nổi tiếng là thiếu sức sống, và việc mở rộng vào thị trường cùng phân mục sản phẩm mới thậm chí khiến công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2012. Nhưng phố Wall dường như không quan tâm đến số liệu này. Jeff Bezos đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ về việc đầu tư xây dựng công ty dài hạn, nên đã tạo dựng lòng tin từ những cổ đông. Những nhà đầu tư sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi một ngày Jeff quyết định làm chậm lại quá trình mở rộng và nhận được lợi nhuận bền vững.

Bezos hoàn toàn không để ý tới ý kiến của người khác. Ông có khả năng giải quyết vấn đề, có tầm nhìn bao quát của một vị tướng chỉ huy trong cuộc chiến cạnh tranh, luôn hướng tới làm hài lòng khách hàng và cung cấp dịch vụ như giao hàng miễn phí. Ông có những tham vọng vô cùng lớn – không chỉ đối với Amazon, mà còn để thúc đẩy mở rộng giới hạn của khoa học và xây dựng lại lĩnh vực truyền thông. Không chỉ thành lập công ty nghiên cứu vũ trụ Blue Origin của riêng mình, Bezos còn thâu tóm tờ báo gặp khó khăn Washington Post vào tháng 8 năm 2013 với giá 250 triệu đô la, một thương vụ gây choáng váng cho giới truyền thông.

Như nhiều nhân viên dưới quyền chứng thực, làm việc với Bezos rất khó khăn và vất vả. Mặc dù nổi tiếng với nụ cười nồng nhiệt và vui vẻ, Bezos có thể nổi giận gay gắt giống như người sáng lập của Apple, Steve Jobs, người có thể làm khiếp sợ bất kỳ nhân viên nào bước vào thang máy cùng ông. Bezos theo chủ nghĩa lãnh đạo hoàn hảo, quan tâm theo dõi đến từng chi tiết nhỏ nhất, liên tục cho ra các ý tưởng mới và phản ứng gay gắt với những nỗ lực làm việc không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của ông.

Giống như Jobs, Bezos thuộc tuýp người có khả năng bóp méo thực tại – vẽ ra viễn cảnh tươi sáng đầy thuyết phục, nhưng rút cuộc thì lại chẳng mấy khi khiến họ thỏa mãn về công ty. Ông thường nói rằng sứ mệnh của Amazon là “phải nâng cao chuẩn mực trong các lĩnh vực và trên toàn thế giới, với mục tiêu tập trung hướng tới khách hàng”. Bezos và nhân viên thực sự tập trung hướng tới đem lại lợi ích cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng cạnh tranh không ngừng với đối thủ và thậm chí với cả đối tác. Bezos thích nói rằng thị trường Amazon tham gia cạnh tranh kinh doanh rộng lớn, với rất nhiều cơ hội cho nhiều công ty thành công. Điều này có lẽ đúng, nhưng rõ ràng Amazon góp phần gây thiệt hại hoặc làm phá sản những đối thủ cạnh tranh dù có quy mô kinh doanh lớn hay nhỏ, rất nhiều trong số đó là các thương hiệu được thế giới biết đến: Circuit City. Borders. Best Buy. Barnes & Noble.

Người Mỹ nói chung cảm thấy lo lắng về việc tập trung sức mạnh của những tập đoàn lớn, đặc biệt khi các tập đoàn đó có trụ sở ở những thành phố xa xôi. của những công ty này có thể thay đổi phong cách sống của toàn thể cộng đồng dân cư. Walmart là trường hợp điển hình phải đối mặt với sự hoài nghi này cùng với những cái tên khác như Sears, Woolworth’s, và gã bán lẻ tạp phẩm khổng lồ A&P phải đối mặt với vụ kiện chống độc quyền có thể gây phá sản trong suốt những năm 1940. Người Mỹ đổ xô tới những nhà bán lẻ lớn vì sự tiện lợi và giá thành thấp. Nhưng ở một mức giá nhất định, những công ty này nhận được lợi nhuận lớn gây mâu thuẫn trong cộng đồng. Chúng tôi muốn hàng hóa giá rẻ, nhưng chúng tôi cũng không thực sự muốn bất kỳ ai phải từ bỏ những cửa hàng độc lập, quy mô gia đình trên những con phố, hoặc những cửa hàng sách nhỏ đã kinh doanh trong nhiều thập kỷ, do sự phổ biến của chuỗi cửa hàng sách như Barnes & Noble và giờ đây là Amazon.

Bezos là người giao tiếp cẩn trọng trong chính công ty mình. Là người bí hiểm về những chi tiết trong kế hoạch kinh doanh, ông giữ suy nghĩ và mối quan tâm cho riêng mình. Ông cũng được biết đến là doanh nhân khó hiểu trong giới kinh doanh Seattle và rộng hơn là trong ngành công nghệ. Bezos hiếm khi phát biểu tại hội nghị và ít khi tham gia phỏng vấn truyền thông. Thậm chí, những người ngưỡng mộ ông và thường xuyên theo sát câu chuyện Amazon vẫn mắc lỗi phát âm sai họ của ông (chính xác phải là “Bay-zose”, không phải “Bee-zose”).

John Doerr, nhà đầu tư mạo hiểm chống lưng phía sau Amazon ngay từ những ngày đầu và trở thành thành viên trong hội đồng quản trị của công ty trong một thập kỷ, đã đặt tên cho phong cách quan hệ công chúng có chừng mực của Amazon là “thuyết Bezos về truyền thông”. Ông nói rằng Bezos sử dụng một chiếc bút mực màu đỏ khi xem thông cáo báo chí, mô tả sản phẩm, bài diễn thuyết và thư gửi cổ đông để gạch bỏ bất kỳ chữ nào rườm rà và không thân thiện với khách hàng.

Chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết toàn bộ câu chuyện của Amazon, nhưng thực sự chúng ta chỉ biết đến những câu chuyện được kể lại, những dòng chữ trong thông cáo báo chí, bài diễn thuyết và phỏng vấn mà Bezos không gạch đỏ.

Amazon sở hữu một tá những tòa nhà hiện đại nằm ở phía nam hồ Lake Union của Seattle, một hồ băng nhỏ, nước trong vắt, nối với vịnh Puget ở phía Tây và hồ Washington ở phía Đông. Khu vực này từng là nơi tập trung những xưởng xẻ vào thế kỷ XIX và trước đó từng là nhà tù giam người Mỹ bản địa. Phong cảnh đồng quê trước đây bây giờ không còn, nhường chỗ cho các công ty sinh dược mới thành lập, trung tâm nghiên cứu ung thư và Trường Y của Đại học Washington. Tất cả hợp thành khu vực dân cư đông đúc.

Nhìn từ bên ngoài, những văn phòng hiện đại của Amazon không có gì đặc biệt, nhưng khi bước vào bên trong tòa nhà Day One North, tổng hành dinh của các quản lý cấp cao tại đại lộ Terry và đường Cộng hòa, bạn sẽ được chào đón với hình logo mặt cười của Amazon trên tường, phía sau chiếc bàn tiếp tân dài hình chữ nhật. Bên cạnh chiếc bàn đón tiếp, công ty cho đặt tô chứa bánh quy dành cho những chú chó đáng yêu của nhân viên (một chế độ hiếm có trong công ty yêu cầu nhân viên trả tiền chỗ đỗ xe và đồ ăn vặt). Cạnh cầu thang máy có một tấm bảng màu đen với dòng chữ trắng thông báo cho khách tham quan rằng họ đang tiến dần vào vương quốc của nhà triết lý – Tổng giám đốc điều hành. Tấm bảng viết rằng:

Vẫn còn nhiều thứ chưa được tạo ra.

Vẫn còn nhiều điều mới mẻ sẽ đến.

Con người vẫn chưa hiểu sức mạnh thực sự của Internet đem lại và vẫn chỉ ở chặng đầu của con đường dài.

JEFF BEZOS

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo