Downloadsachmienphi.com

Làm Chồng Dễ Hay Khó

Làm Chồng Dễ Hay Khó - Hạnh Nguyên
Làm Chồng Dễ Hay Khó –

Làm Chồng Dễ Hay Khó

Tác Giả:

Thể Loại: Gia Đình

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Làm Chồng Dễ Hay Khó –

ĐÀN ÔNG – NGƯỜI TRỤ CỘT GIA ĐÌNH

1. ĐÀN ÔNG NÊN CÓ GIA ĐÌNH

* Sự bình yên

Hôn nhân và giúp cho người đàn ông có được cuộc sống ổn định về vật chất, vui vẻ về tinh thần và sự đầm ấm của gia đình. Bất kỳ người đàn ông nào cũng đều hiểu được rằng, người vợ đảm đang, chu đáo là người vợ hiền.

* Sẽ không còn cô đơn nữa

Khi tìm được cho mình một người vợ như ý thì bạn sẽ không bao giờ cảm thấy cô đơn, bạn luôn có người ở bên cạnh, đặc biệt là khi đứa trẻ chào đời, bạn sẽ thấy được rằng sản phẩm của sẽ chi phối gia đình bạn ra sao. Bạn luôn có ý nghĩ khi mới cưới rằng vợ bạn sẽ luôn ở bên cạnh bạn cả ngày lẫn đêm và bạn sẽ khó tránh khỏi sự tẻ nhạt. Nhưng khi thấy người vợ luôn ở bên cạnh mình và luôn chia sẻ tình cảm với mình thì bạn sẽ hiểu được tình cảm sâu sắc đậm đà của người vợ, từ đó bạn sẽ tỏ ra là người có trách nhiệm và nương tựa vào cô ấy.

* khi làm cha

Con cái là niềm vui và niềm tự hào lớn nhất đối với mình và đó là tình cảm không thể nào chia được. Đặc biệt là khi bạn và con mình chơi đùa vui vẻ bạn sẽ thấy được tình cảm sâu sắc của mình. Bạn có thể rất yêu thương con cái, nhìn chúng xinh đẹp sạch sẽ, nhận biết nhiều điều bạn sẽ luôn cảm thấy vui vẻ. Mua cho chúng một vài thứ đôi khi có thể là nuông chiều chúng nhưng chính vì thế mà bạn luôn được chúng tôn trọng và yêu quý. Chỉ cần bạn tận tâm đối với chúng thì điều đó sẽ tốt cho bạn.

* Tự tạo nên cái riêng cho mình

Cũng như mọi người khác, trong mình bạn luôn nghĩ rằng mình là độc nhất vô nhị, thậm chí bạn nghĩ tại sao ông trời không sinh ra nhiều người giống như mình. Thực ra ông trời chính là bạn. Bên cạnh bạn có hình bóng của bạn, nó là bạn từ thời thơ ấu. Khi tình cảm của bạn và con cái sâu đậm, lúc quan sát từng cử chỉ của con bạn sẽ thấy nó có nhiều nét giống mình. Nó là cái bóng nho nhỏ của bạn, và bạn bất chợt hình dung ra chính mình.

Gia đình đem lại cho người đàn ông một tình cảm mà người không có gia đình sẽ không hiểu được. Tuy nhiên khi có gia đình bạn có thể sẽ gặp phải ít nhiều điều phiền não, nhưng dù thế nào đi nữa thì người đàn ông có gia đình hoặc đã từng có gia đình đều khẳng định : Đàn ông nên có gia đình.

2. ĐÀN ÔNG NGÀY NAY CÓ CÒN LÀ “CÁI NÓC” CỦA NGÔI NHÀ?

Trong mỗi gia đình truyền thống nếu thiếu vắng người đàn ông thì khác nào “Nhà không nóc”. Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của họ trong cuộc sống gia đình. Bởi “Đàn ông nông nổi giếng khơi. Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”, nên mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều do người đàn ông quyết định. Đàn ông là ông chủ của mỗi nhà.

Thế nhưng, xã hội đã đổi thay, người phụ nữ được bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động. Địa vị của họ trong gia đình cũng khác trước. Họ trở thành người chủ thứ hai trong nhà. Họ bàn bạc việc dạy dỗ con cái, việc thi cử học nghề của con, việc mua sắm đồ dùng trong nhà…

Đôi khi vai trò của người đàn ông bị lu mờ vì vợ lấn lướt ấy là khi họ bất tài, chẳng kiếm được tiền nuôi con. Số đó có lẽ cũng không nhiều. Trong cơ chế thị trường, người đàn ông có thể làm ra nhiều tiền nhưng không còn giữ vị trí độc tôn trong mọi quyết định ở gia đình mình. Đặc biệt ở những gia đình trẻ vợ chồng cùng đi làm thì nhiều khi người vợ còn quyết đoán hơn chồng trong mọi việc nhà. Những gia đình mà người đàn ông quá bận bịu với công việc ở cơ quan, công ty hoặc bộ đội đóng quân xa nhà, thì việc nhà đều dồn lên vai người phụ nữ. Nhiều khi họ phải tự quyết định mọi việc, ý kiến của người đàn ông chỉ là để tham khảo.

Tuy nhiên, dù ở thời đại nào đi chăng nữa, thì vai trò của người đàn ông trong mỗi gia đình vẫn được coi trọng. Nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy một điều, họ không phải là người duy nhất có quyền quyết định mọi việc. Bởi bên cạnh người đàn ông còn có người phụ nữ mà ý kiến của họ không thể là thứ yếu.

3. NHỮNG NGÔI NHÀ KHÔNG CÓ ĐÀN ÔNG

Chị Nguyễn Thị P. ở ấp 2, Tân Mỹ, Tân Uyên (Bình Dương) tâm sự : “Phải chi “ổng” còn sống cuộc đời tôi đâu có khổ như thế này”. Hơn 16 năm trước, chồng chị P. đã vĩnh viễn nằm xuống chưa kịp biết mặt con bởi lúc ông mất chị P. mang bầu gần sinh. Người con sinh ra lại mang tật nguyền, chị, phận đàn bà phải làm những công việc thay thế đàn ông : chạy gạo nuôi con. Và người mẹ, người vợ bất hạnh ấy đã phải ngụp lặn với cuộc đời để nuôi con.

Chồng mất lúc hai con còn nhỏ, tất cả mọi gánh nặng của ngôi nhà gãy cột ấy chồng chất lên vai bà. Vượt lên trên nỗi đau, bà nuôi dạy hai con thành người, dựng vợ gả chồng cho con. Tuổi về chiều, bà sống với người con gái nhưng số phận con gái của bà cũng mang nỗi buồn đau khác. Chị có chồng, 4 con rồi mâu thuẫn về chỗ ở, chồng chị bảo chị về miền Tây sống, chị không thể bỏ già cô đơn một mình. Thế là vợ chồng chia tay. Ngôi nhà ấy lại vắng bóng đàn ông. Cả mẹ, con gái đều… phải thay vị trí đàn ông trong gia đình. Rồi sự khắc nghiệt của cuộc sống không buông tha gia đình này, làm ăn thất bại, người con gái phải bỏ xứ đi làm ăn xa. Gánh nặng lại dồn lên đôi vai… người đàn bà trên 70 tuổi ấy. Ngày nay, bà buôn gánh bán bưng để nuôi cháu. Cái bàn, chiếc ghế long chân một mình bà đã đảm đương. Ngày bà từ giã cuộc đời cũng đã thanh thản phần nào. Người con gái đi làm ăn có vốn gây dựng lại gia đình ổn định, dù ngôi nhà ấy vắng bóng đàn ông.

Tàn cuộc chiến, chị Nguyễn Thị H. ở ấp xóm Gò, xã hòa Lợi, Bến Cát (Bình Dương) phục viên. Như bao phụ nữ khác, chị có chồng. Nhưng nỗi bất hạnh lại đến, chị bị chồng bỏ lúc mang thai 6 tháng. Rồi ngôi nhà ấy, vắng bóng đàn ông hơn 12 năm nay. Chị tâm sự : “Nỗi bất hạnh lớn nhất của phụ nữ là có chồng cũng như không”. Chị mang nỗi buồn, hận vì tình phụ chị phải làm thân gà… tìm thóc nuôi con một cách vất vả.

Đó là những hoàn cảnh cụ thể trong nhiều hoàn cảnh gia đình không có đàn ông. Liệu có đề cao đàn ông quá đáng khi những ngôi nhà ấy nếu “vắng bóng”, người phụ nữ thường phải vượt lên trên “nỗi đau”. Họ gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Bởi họ mất đi “chỗ dựa”. Trong gia đình, người đàn ông thường là phái mạnh để gánh vác những công việc nặng nhọc khó khăn, vắng họ người phụ nữ buộc phải “từ giã” phái yếu của mình để đảm đương công việc lẽ ra dành cho đàn ông. Chúng tôi có dịp nhìn bà P. trèo lên nóc nhà sửa lại mái tranh… dột nát. Lẽ ra, chuyện ấy… của đàn ông. Hổng lẽ, chuyện bàn ghế, hoặc cái ghế hư… lại chạy qua mượn chồng người ta, bà tâm sự như vậy. Trong gia đình, người đàn ông còn có cái “uy” trong giáo dục con cái. Những gia đình không có đàn ông, không ít bà phải nuốt lệ, tức tối vì “nói con không nghe, hồi ba nó còn sống nó nào dám vậy!”.

Cuộc sống vốn muôn mặt. Vì thế, cũng có những người phụ nữ dù gia đình vắng bóng đàn ông họ vẫn vượt lên trên nỗi bất hạnh, đảm đương, thay thế vị trí đàn ông trong gia đình những vị trí “trụ cột”, những cái “nóc” để đưa những ngôi nhà ấy đứng vững thậm chí vượt qua giông bão cuộc đời, xây dựng gia đình ổn định, khá giả.

Chúng tôi xin mượn mẩu chuyện đối thoại giữa hai bà hàng xóm để kết thúc bài này. Một bà thường sang nhà hàng xóm tâm sự : “Chán nhà tôi quá đêm nào cũng về trễ, buộc tôi phải chờ, phải đợi để mở cửa…”. Nghe kể hoài một điệp khúc, một lần bà hàng xóm bật lên nỗi lòng thầm kín nhưng rất bình thường của mình : “Chị dù sao cũng có may mắn! Chị chờ chị đợi rồi, chồng chị cũng sẽ về. Còn tôi tựa cửa mấy chục năm rồi có thấy ổng về đâu”. Vâng, đó là lời tâm sự của một người vợ liệt sĩ.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo