Downloadsachmienphi.com

Phù Nam – Nền văn minh suy tàn

Phù Nam - Nền văn minh suy tàn - Nhiều Tác Giả
Phù Nam – Nền văn minh suy tàn –

Phù Nam – Nền văn minh suy tàn

Tác Giả:

Thể Loại: Văn Hóa – Nghệ Thuật

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Phù Nam – Nền văn minh suy tàn –

Thuật ngữ chỉ về văn hóa Phù Nam chính thức được khai sinh trong một bối cảnh có nhiều quan điểm còn trái ngược nhau về việc xác định quốc gia cổ đại này.

Nền văn hoá Óc Eo vẫn còn những vấn đề chưa có lời giải đáp một cách thỏa đáng. Mặc dù chúng ta đã trải qua một hoa giáp sau sự kiện nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret (thời điểm đó là giám đốc bảo tàng Blanchard de la Brosse, nay là bảo tàng lịch sử TP. HCM) tiến hành đào thám sát vào năm 1944, nhưng vấn đề về văn hóa Óc Eo của một quốc gia mang nền văn minh đô thị Phù Nam vẫn được xem là chứa nhiều bí ẩn cần được khám phá. Từ khi tiến hành đào thám sát vào mùa khô năm 1944 và mãi đến 6 năm sau trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường Viễn Đông Bác cổ EFEO (École Française d’Extrême Orient), ông mới cho công bố một cách chính thức về một nền văn hóa mang đậm yếu tố miền sông nước như Óc Eo và những vấn đề của cái gọi là quốc gia Phù Nam. Theo L. Malleret thì di chỉ Óc Eo có một mối quan hệ văn hoá khá rõ nét với các vùng khác trong khu vực. Đồng với quan điểm này, nhà nghiên cứu J. Boisselier khi tiến hành chủ sự đào thám sát ở U Thong (Thái Lan) đã công bố thêm bằng hiện vật để khẳng định về quan điểm trên. Cả hai ông đã cùng đồng để xếp di chỉ Óc Eo và di chỉ U Thong vào nền văn hoá Phù Nam. Từ những ý định ban đầu này một thuật ngữ chỉ về văn hóa Phù Nam chính thức được khai sinh trong một bối cảnh có nhiều quan điểm còn trái ngược nhau về việc xác định quốc gia cổ đại này. Và rồi từ đó, dựa trên cổ sử Trung Hoa, quá trình tìm về một vương quốc ngày càng thu hút khá nhiều các nhà khoa học như G. Coedès, Yamamoto Taturo, Sungimoto, Naojiro, Inuishi Hidetoshi…, với những tranh luận nảy lửa về tên gọi và vị trí kinh đô của vương quốc Phù Nam. Dẫn đến Claude Jacques, một học giả Pháp lại buộc phải lên tiếng về những nghi ngờ của ông về hai quốc gia Phù Nam và Chân Lạp này. Nhìn chung tất cả những vấn đề của Phù Nam vẫn luôn là đề tài cần được xác định, đặc biệt là từ sau 1975, khi mà hàng loạt các di chỉ được khai quật từ vùng Ba Thê (An Giang) kéo dài đến tận Nam Cát Tiên (Lâm Đồng). Từ đó, qua những điểm khai quật và những hiện vật tìm được, chúng ta có thể hình dung ra được một không gian văn hóa Phù Nam: trải rộng hầu khắp các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, mang đậm yếu tố nội sinh với nguồn lực hấp thu từ rừng sâu, núi cao và đồng bằng trũng bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt. Hệ thống cảng thị tiếp nối với kênh rạch là nét đặc trưng của quốc gia cổ đại Phù Nam, đã tạo nên một nguồn lực văn hóa mà phức hệ của nó vô cùng phong phú và đa dạng. Chính từ những yếu tố này mà sự phát triển của tôn giáo đã giữ vai trò chủ đạo. Nhìn chung, khi nói đến Phù Nam, người ta buộc phải nói đến những tôn giáo được truyền bá và tồn tại, trong đó nổi bật nhất vẫn là Hindu giáo và Phật giáo. Hai tôn giáo chủ đạo này đã phát triển một cách mạnh mẽ và chi phối hầu hết đời sống, văn hoá của cư dân Phù Nam. Rất tiếc rằng, gần 60 năm sau sự kiện phát hiện văn hoá Óc Eo và quốc gia cổ đại Phù Nam, vẫn chưa có một công trình nào viết về tôn giáo cả. Riêng đối với Phật giáo Phù Nam thì dường như lại càng ít được đề cập, trong khi đó hiện vật liên quan đến tôn giáo này đã tìm được khá nhiều và phổ biến hầu khắp trên những di tích đã được phát hiện. Bài viết này được rút ra từ một công trình nghiên cứu khoa học về văn hóa Phù Nam sẽ được xuất bản trong thời gian sắp đến. Chúng tôi trình bày lại về vấn đề Phật giáo như là những công bố ban đầu về đề tài này hầu cung cấp thêm thông tin cho những nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo về một nền Phật giáo ở phương Nam trong bối cảnh còn khan hiếm tư liệu như hiện nay.

Tên gọi Phù Nam

Chung quanh cái gọi là vương quốc Phù Nam, vẫn còn bao nhiêu đều bí ẩn. Chỉ cái tên Kaundinya (Hỗn Điền và Kiều Trần Như) trong truyền thuyết dựng nước Phù Nam cũng đã tốn hao bao nhiêu giấy mực thảo luận. Trong hội nghị khoa học về Đông Nam Á thời cổ ở Luân Đôn năm 1973 – mà tài liệu công bố năm 1979 – Claude Jacques, học giả Pháp đã nêu ra một loạt nghi vấn quanh vấn đề Phù Nam và Chân Lạp. Ý kiến được nhiều người thừa nhận, do L. Finot đưa ra và được G. Coedès, P. phát triển, cho rằng Phù Nam là phiên âm từ bnam (hay vnam), có nghĩa là Núi, ứng với danh hiệu Vua Núi, tức kurun bnam trong tiếng Khmer cổ, và parvatabùpàla, từ sanskrit đã gặp trên bi ký. Nhưng Claude Jacques đã cho biết rằng cái tên kurun bnam chưa bao giờ tìm thấy trên bi ký Khmer, còn cái tên parvatabùpàla chỉ gặp ở bi ký Han Cei mà thôi. Trên bi ký Han Cei, từ parvatabùpàla xuất hiện h, nhưng cả hai lần đều viết với số nhiều nghĩa là “các vua núi”. “Các vua núi” này bị một vua Bhavarman nào đó đánh bại. Không có lý do nào để coi các vua núi ở đây là vua Phù Nam, chúng ta chỉ có thể nghĩ như Claude Jacques, rằng đó chỉ đơn giản là những vua vùng núi cùng thời.

Về Bhavarman, thì Coedès cho là đã trở thành vua Chân Lạp sau khi với bà chúa Kambujaràalaksmì thuộc dòng dõi vua Sresthavarman. Kết luận này Coedès rút ra từ bia Ta Prohm mà ông đã công bố, từ khi còn là một học giả thanh niên. Nhưng Claude Jacques đã chỉ ra một cách rõ ràng chỗ nhầm lẫn của Coedès khi đọc bia Ta Prohm. Theo bia này, Kambujaràalaksmì không phải là vợ của Bhavarman như Coedès nói, mà là vợ của một ông vua khác có tên là Harsavarman. Như vậy không có chứng cứ để coi Bhavarman là vua Chân Lạp, và kẻ bị ông chinh phạt là vua Phù Nam. Do một chỗ nhầm lẫn đó, toàn bộ giả thuyết của Coedès rõ ràng đã không đứng vững. Những điều mà ta tưởng là đã sáng tỏ thì vẫn mờ mịt…

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo