Downloadsachmienphi.com

Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ

Phương Pháp Giáo Dục Montessori - Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ - Maria Montessori
Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ –

Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ

Tác Giả:

Thể Loại: Gia Đình

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ –

CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC

Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệt tình và hứng thú của họ đối với hiện tượng tự nhiên, rồi từ đó làm cho những nhận thức ấy dẫn đến sâu sắc đối với thiên nhiên, đồng thời cũng khiến cho nhận thức ấy đến được với khát vọng cấp thiết của một người đang chuẩn bị cho việc thực nghiệm, của một người đang chờ đợi sự xuất hiện của những số liệu mới.

CHƯƠNG 2: NHÌN LẠI LỊCH SỬ CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

Trên thực tế, hệ thống giáo dục sử dụng trong “ngôi nhà trẻ thơ” (The Children’s House) đã có một bước tiến lớn. Nếu mọi người cho rằng, kinh nghiệm có được qua việc cùng chung sống với những trẻ em phát triển bình thường của tôi là tương đối ngắn ngủi, thì kinh nghiệm này chính là được xây dựng trên cơ sở của kinh nghiệm giáo dục đối với trẻ em không bình thường trước kia, do vậy nó cũng đại diện cho tư tưởng của một giai đoạn khá dài.

CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC TỰ NHIÊN

Trong xã hội hiện nay, trẻ em ngày càng xa rời thiên nhiên, rất ít có cơ hội tiếp cận với thiên nhiên, càng không có bất kì trải nghiệm trực tiếp nào về thế giới tự nhiên.

CHƯƠNG 4: GIÁO DỤC VẬN ĐỘNG

Phương pháp giáo dục kiểu mới của chúng ta không chỉ đưa ra phương thức phát triển hành vi cá nhân cho trẻ em mà còn trao hết quyền tự do cho trẻ em để chúng tự xử lí hành vi của mình.

CHƯƠNG 5: KHÁM PHÁ GIÁO CỤ TRẺ EM

Thông qua giáo cụ để hạn chế sai sót của bản thân, giúp cho trẻ em có thể sử dụng tối đa khả năng suy đoán và khả năng suy xét để đưa ra quyết định của mình, không chỉ như vậy, việc này còn khuyến khích chúng tìm kiếm những năng lực khác biệt.

CHƯƠNG 6: HUẤN LUYỆN TRẺ EM

Trách nhiệm đầu tiên của nhà giáo dục là kích hoạt sinh mệnh và để nó được tự do phát triển. Tuy nhiên để thực hiện một sứ mệnh tuyệt vời như vậy, những kiến nghị đưa ra về thời gian và phạm vi can thiệp thích hợp còn cần phải có tính nghệ thuật. Làm như vậy có thể phòng tránh việc giáo viên gây trở ngại hoặc chỉ đạo sai lầm cho một tâm hồn non nớt đang chờ được khai phá, một tâm hồn đang cố gắng dựa vào sự tự nỗ lực của bản thân để sinh tồn.

CHƯƠNG 7: NHẬN BIẾT THỊ GIÁC VÀ NHẬN BIẾT THÍNH GIÁC

Việc huấn luyện nghe dựa vào một phương thức đặc biệt đưa chúng ta vào trong mối quan hệ giữa con người với môi trường động, bởi chỉ có môi trường động mới có thể sinh ra âm thanh và tiếng ồn. Trong một môi trường tương đối tĩnh lặng, không có một tiếng động nào khác ngoài sự yên lặng tuyệt đối.

CHƯƠNG 8: TỔNG THUẬT VỀ HUẤN LUYỆN CẢM GIÁC

Bất kì một sự giáo dục trí tuệ chân chính nào cũng đều cần có tiềm năng có thể đồng thời thúc đẩy hai chức năng này của giác quan, mà tiềm năng của chúng thì gần như vô hạn.

CHƯƠNG 9: GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHO TRẺ EM

Giáo viên cần triển khai nghiên cứu hai vấn đề: Thứ nhất, cần phải hiểu một cách toàn diện về công việc mà mình mong muốn được tham gia; thứ hai là hiểu đầy đủ cặn kẽ chức năng của giáo cụ.

CHƯƠNG 10: KĨ NĂNG GIẢNG DẠY

Muốn trở thành người dẫn dắt, người bảo hộ đúng với vai trò của mình, giáo viên cần phải cố gắng rèn luyện. Dù biết rằng giai đoạn khởi đầu và giai đoạn thay đổi ở mỗi người mỗi khác, nhưng nhiều khi người giáo viên cũng không dám chắc rằng liệu trẻ em đã đủ khả năng để có thể chuyển từ giai đoạn này sang một giai đoạn khác hay chưa.

CHƯƠNG 11: QUAN ĐIỂM VỀ THÀNH KIẾN

Khi trẻ em học cách mang mọi thứ xung quanh trở về vị trí ban đầu của nó, thông qua sự luyện tập cảm giác, nó đã trong việc lưu lại trong não mình ấn tượng về sự sắp đặt đó. Đây là bước đầu của sự phát triển trí tuệ, cũng là xuất phát điểm của quá trình phát triển hoạt động tâm lí, phòng tránh những trở ngại có thể xảy ra.

CHƯƠNG 12: ĐÁNH GIÁ

Sự khác biệt cơ bản giữa một đứa trẻ bình thường và một đứa trẻ thiểu năng trí tuệ là ở chỗ, khi chúng tiếp xúc với cùng một sự vật thì đứa trẻ thiểu năng sẽ không sinh ra hứng thú tự phát với nó. Chúng ta phải không ngừng thu hút sự chú ý của đứa trẻ, chỉ có sự khích lệ mới thúc đẩy nó quan sát và hành động.

CHƯƠNG 13: NGÔN NGỮ VIẾT

Ngôn ngữ cho phép chúng ta có thể bày tỏ suy nghĩ của mình qua suy xét logic và cho phép chúng ta hiểu được qua sách vở suy nghĩ của những người ở rất xa hoặc những người đã không còn trên đời. Nếu như một đứa trẻ do còn chưa trưởng thành mà thiếu đi khả năng sử dụng ngôn ngữ viết, thì nó cũng không cần phải đảm đương nhiệm vụ nặng nề này quá sớm.

CHƯƠNG 14: CƠ CHẾ VIẾT CHỮ

Một đứa trẻ có thể dùng chữ cái rời để ghép lại thành các từ ngữ, đó không phải là vì trẻ có khả năng ghi nhớ siêu phàm, mà là vì nó đã “khắc hoạ” và “hấp thụ” những điều ấy vào trong não của mình.

CHƯƠNG 15: ĐỌC

Nếu như việc viết chữ có thể giúp sửa chữa hoặc định hướng và hoàn thiện cơ chế ngôn ngữ của trẻ em, thì việc đọc lại giúp trẻ em phát triển và ngôn ngữ. Nói một cách đơn giản, viết chữ có thể hỗ trợ trẻ về khía cạnh tâm lí, còn đọc thì giúp trẻ về mặt giao tiếp xã hội.

CHƯƠNG 16: NGÔN NGỮ TRẺ EM

Sự phát triển của ngôn ngữ có hai giai đoạn: Một là giai đoạn thấp hơn, các dây thần kinh và trung khu thần kinh kết nối với nhau làm tốt việc chuẩn bị cho các giác quan và cơ chế vận động; giai đoạn thứ hai là giai đoạn cao hơn, nó được quyết định bởi hoạt động thần kinh ở mức cao hơn, các hoạt động này được thực hiện thông qua sự vận dụng cơ chế ngôn ngữ.

CHƯƠNG 17: CHỮ SỐ VÀ SỐ HỌC

Rất nhiều trẻ khi tính toán luôn dựa vào thứ tự chữ số mà chúng đã thuộc lòng trong trí nhớ, nhưng một lúc nào đó, khi gặp phải số lượng tương ứng với những con số này thì trẻ sẽ trở nên mơ hồ.

CHƯƠNG 18: BỒI DƯỠNG KHẢ NĂNG SỐ HỌC

Điều không giống với người khác là, tôi cho rằng môn Số học rất khó hiểu, đặt quá nhiều kì vọng vào một đứa trẻ nhỏ như vậy, hi vọng đứa trẻ ấy nắm bắt được kiến thức số học thực là một điều rất ngu ngốc.

CHƯƠNG 19: HỘI HOẠ VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT

Chúng ta không chỉ dạy cho trẻ hội hoạ, mà còn phải cho các em cơ hội chuẩn bị cách thức biểu đạt. Tôi cho rằng đây là một sự bổ trợ vô cùng lớn lao đối với “hội hoạ tự do”, khiến cho “hội hoạ tự do” vừa có tác dụng hơn lại vừa dễ hiểu và khích lệ trẻ em tiếp tục vẽ.

CHƯƠNG 20: NHẬP MÔN ÂM NHẠC

Tiết tấu, hoà âm, kí xướng âm rốt cuộc sẽ phải trở thành một chỉnh thể. Vì vậy, tuy chúng là ba bộ phận tách rời nhau, nhưng cũng là ba bài luyện tập với cấp độ khác nhau trong quá trình chinh phục âm nhạc, đồng thời là những kinh nghiệm khiến cho người thực hiện cảm thấy hạnh phúc.

CHƯƠNG 21: KỈ LUẬT TRONG NGÔI NHÀ TRẺ THƠ

Dựa vào khiển trách và yêu cầu để duy trì kỉ luật chỉ là việc làm vô ích. Những biện pháp này có thể khi bắt đầu sẽ cho người ta ảo tưởng rằng nó rất có hiệu quả ở một mức độ nào đó. Nhưng rất nhanh sau đó khi yêu cầu thể hiện tính kỉ luật thực sự thì cái ảo giác méo mó này sẽ sụp đổ khi đối diện với hiện thực: “Bóng tối phải nhường chỗ cho ánh sáng”.

CHƯƠNG 22: THẮNG LỢI TRỞ VỀ

“Ngôi nhà trẻ thơ” không phải là sự chuẩn bị cho giai đoạn tiểu học mà là khởi đầu cho một quá trình giáo dục không bị đứt đoạn. Trong phương pháp của mình, chúng tôi không phân chia giới hạn giữa nhà trẻ và nhà trường.

LỜI KẾT

Nếu như sự chăm sóc về thể chất có thể làm cho một đứa trẻ tận hưởng được niềm vui mà sức khoẻ mang lại, thì sự chăm sóc về trí tuệ và đạo đức sẽ có thể dẫn trẻ đến niềm vui ở tầm cao hơn – niềm vui tinh thần.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo