Downloadsachmienphi.com

Sự Nghiệp Làm Cha

Sự Nghiệp Làm Cha - Thái Tiếu Vãn
Sự Nghiệp Làm Cha –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Sự Nghiệp Làm Cha –

KINH THÁNH VỀ DẠY CON THÀNH TÀI

Trước khi giới thiệu bản thân, tôi xin kể về sáu người con, bởi với một người chưa có thành tựu nổi bật để làm nên nghiệp lớn, “làm cha” chính là sự nghiệp và các con chính là ánh sáng huy hoàng rực rỡ nhất, là lý tưởng xuyên suốt đời tôi. Nếu có một tấm card, tôi chắc chắn sẽ in ở mặt chính:


NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHA

Mặt sau in:

Con trai cả, Thái Thiên Văn, sinh năm 1967, năm 1995 nhận bằng Tiến sĩ của trường Đại học Cornell (Mỹ), hiện là một trong những Giáo sư danh dự trẻ tuổi nhất của trường Đại học Pennsylvania và đảm nhận công việc biên tập cho Hiệp hội Quỹ Quốc gia của Mỹ.

Con trai thứ hai, Thái Thiên Vũ, sinh năm 1970, được lớp tài năng của trường Đại học Khoa học Kỹ thuật cử đi học nghiên cứu sinh Tiến sĩ CASPEA do Giáo sư Lý Chính Đạo1hướng dẫn, hiện làm Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Goldman Sachs của Mỹ.

Con trai thứ ba, Thái Thiên Sư, tốt nghiệp Học viện Ngoại ngữ Bắc Kinh, từng nhận được lời mời vào học tại trường Đại học St. John’s của Mỹ, hiện đang phát triển sự nghiệp ở trong nước.

Con trai thứ tư, Thái Thiên Nhuận, tốt nghiệp khoa Y, trường Đại học Y Hoa Tây, từng được Đại học Arkansas State của nhận làm nghiên cứu sinh Tiến sĩ, hiện đang chuẩn bị mở bệnh viên tư ở Thượng Hải.

Con trai thứ năm, Thái Thiên Quân, tốt nghiệp Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, hiện đang làm việc tại Ngân hàng Kiến Thiết Trung Quốc.

Con gái út, Thái Thiên Tây, sinh năm 1977, 14 tuổi thi đỗ lớp tài năng Đại học Khoa học Kỹ thuật Trung Quốc, 18 tuổi thi đỗ Tiến sĩ Học viện Bách khoa Massachusetts, 22 tuổi nhận được học vị Tiến sĩ chuyên ngành Thống kê sinh vật học, trường Đại học Harvard, hiện là một trong những Phó giáo sư trẻ tuổi nhất của Đại học Harvard.

“Làm cha” – sự nghiệp bắt buộc

Có người cảm thấy ngạc nhiên, rõ ràng tôi là một bác sĩ khá có tiếng ở Thụy An, vậy sao tôi cứ nhấn mạnh sự nghiệp của mình là “làm cha”?

Tôi sinh năm 1941 trong một gia đình trí thức. Năm 1962, cha tôi mất, tôi xin nghỉ học ở khoa Vật lý trường Đại học Hàng Châu. Lúc bấy giờ, lo đủ ngày ba bữa cơm cho cả nhà cũng rất khó khăn. Trong 10 anh chị em, tôi lớn nhất, vì vậy tôi không thể không chia sẻ gánh nặng gia đình.

Khi tôi 22 tuổi, cái tuổi căng tràn sức sống và đầy ước mơ hoài bão, nhưng hiện thực cuộc sống khiến tôi dần lâm vào bế tắc. Lúc đó, tôi đã chạy đến trước mộ cha, quỳ xuống tự thề rằng, chỉ cần một chút ý chí bị nguội lạnh, tôi quyết không làm người. Tôi nhất định phải đứng dậy, nhất định phải vực dậy cả gia đình.

Năm 1967, Tiểu Tương, vợ tôi mang bầu đứa con đầu lòng. Từ khi có con, tôi đã luôn đặt hi vọng vào thế hệ sau. Một người đàn ông 26 tuổi tràn đầy nhiệt huyết vứt bỏ lý tưởng sống của mình, dồn toàn bộ tương lai vào đứa trẻ còn chưa ra đời, nghe có vẻ tức cười, nhưng đó lại chính là sự lựa chọn duy nhất của tôi khi ấy. Tôi nhận thức một cách sâu sắc rằng, cần phải giấu kín năng lực bản thân, chuyển trí tuệ, tri thức, lý tưởng của mình vào thế hệ sau, biến nó thành lợi thế phát triển của các con.

Bởi thế, tôi đổi tên thành “Thái Tiếu Vãn” với hàm ý nếu không được vui cười ở tuổi thanh xuân thì hãy để mình được mỉm cười mãn nguyện khi về già.

Cơ hội đến với người có chuẩn bị

Trong vòng 10 năm, từ năm 1967 đến năm 1977, vợ chồng tôi sinh được sáu người con, năm trai một gái. Việc có thế hệ sau với tôi không còn mang ý nghĩa nối dõi thông thường, càng không phải để có người chăm sóc lúc tuổi già, mà là để theo đuổi lý tưởng sống khác, cũng là “sự nghiệp” tôi phải cố gắng phấn đấu suốt đời.

Sau khi rời bỏ Đại học Hàng Châu, có người khuyên tôi đến đội sản xuất làm kế toán, đến xưởng sản xuất xe làm thợ mộc, đến nhà anh rể làm thợ chuốt tre, đến trường làm giáo viên thỉnh giảng, nghĩ đi nghĩ lại, tôi lựa chọn nghề của cha – không làm tướng tốt mà làm thầy thuốc giỏi.

Vì là bác sĩ tư, tôi có thể tự do bố trí thời gian để theo sát sự trưởng thành của con cái, thực hiện kế hoạch giáo dục dạy con học sớm, cho con đi học trước tuổi và học vượt lớp.

Nhiều người phản đối quan niệm giáo dục sớm nhưng bản thân tôi vẫn luôn tin tưởng và tâm niệm điều này kể từ khi đứa con đầu tiên chào đời. Người nông dân phải chọn thời điểm gieo trồng phù hợp thì mới có thu hoạch tốt. Giáo dục con cái cũng vậy, nắm bắt thời điểm tốt nhất để giáo dục là điều then chốt. Tôi đã sớm vẽ ra tương lai rõ ràng cho sự trưởng thành của bọn trẻ.

Mấy năm đầu khi mới làm nghề khám chữa bệnh, gia đình chúng tôi ở trọ trong căn nhà cổ cả trăm năm ở thôn Cửu Lý. Căn nhà hai tầng rộng 16m2, lưng quay phía nam, mặt hướng tây bắc, mùa hè thì nóng, mùa đông lại lạnh, tầng trệt làm phòng khám, tầng trên làm phòng ngủ kiêm phòng đọc sách của cả gia đình tám người. Trên tường nhà có treo chân dung các nhà khoa học nổi tiếng như Einstein, Marie Curie, Newton… Cứ có thời gian rảnh là tôi dạy con đọc sách, còn buổi tối là thời gian tự học cố định của cả nhà. Tôi và Tiểu Tương gần như hi sinh toàn bộ hoạt động vui chơi, đến cả việc cưới hỏi của họ hàng bạn bè thân thích cũng hiếm khi chúng tôi tham gia. Trời tối, cả nhà lại quây quần dưới ánh đèn, tôi đọc sách chuyên ngành, bọn trẻ xem bài vở, có chỗ nào không hiểu chúng lại hỏi tôi, ngày nào cả nhà cũng tự học đến khuya.

Mạnh Tử chuyển nhà ba lần mới chọn được hàng xóm, còn chúng tôi cũng đã chuyển nhà nhiều lần, từ Tân Thăng chuyển đến đầu cầu Nam Trần, từ thôn Cửu Lý chuyển đến Thụy An, đều vì mục đích cho bọn trẻ được đi học trước tuổi một cách sớm nhất, lợi nhất. Các con đi học khi chưa đủ tuổi, trường công lập không tiếp nhận, nên chúng tôi chọn “trường làng” cho các con học rồi sau đó lại chuyển trường cho chúng.

Con trai cả Thiên Văn sáu tuổi theo học tại trường tiểu học của thôn Cửu Lý, trường học đơn sơ đến mức không có tường bao quanh, sau đó cháu chuyển trường tới năm, sáu lần tại các trường tiểu học khác ở Tân Thặng. Thành tích học tập của Thiên Văn tốt nên tôi dự định không để cháu “học chui” mà học thẳng lên cấp hai, nhưng trường Trung học phổ thông ở Tân Thặng hạn chế về độ tuổi, nên tôi đành đi đường vòng cho cháu học lớp 6 ở trường khác, rồi quay lại trường ở Tân Thặng học tiếp. Năm lớp 8, khi phân lớp chuyên và lớp chọn, mặc dù thành tích học tốt nhưng Thiên Văn lại bị phân vào lớp thường, trong lòng tôi cảm thấy phân vân, vì vào lớp thường sẽ ảnh hưởng tới tinh thần học tập của cháu, bởi thế, tôi lại một lần nữa làm thủ tục chuyển trường cho Thiên Văn

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo