Downloadsachmienphi.com

Đến Starbucks Mua Cà Phê Cốc Lớn

Đến Starbucks Mua Cà Phê Cốc Lớn - Yoshimoto Yoshio
Đến Mua Cà Phê Cốc Lớn –

Đến Mua Cà Phê Cốc Lớn

Tác Giả: Yoshimoto Yoshio

Thể Loại: Kỹ Năng

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Đến Mua Cà Phê Cốc Lớn – Yoshimoto Yoshio

Trong xã hội hiện đại ngày nay, phương thức win-lose, hay trò zéro-sum, tức một bên có lợi thì ắt hẳn bên kia sẽ chẳng nhận được gì hoặc sẽ chịu nhiều bất lợi, đã bị soán ngôi. Trải qua rất nhiều thăng trầm cũng như những sự đúc rút kinh nghiệm giá trị, chúng ta đã biết được rằng, để đạt được một sự phồn vinh cũng như phát triển mạnh mẽ, chúng ta sẽ phải hợp tác với tinh thần “Đôi bên cùng có lợi”, hay còn gọi là phương thức win-win. Xét theo một hướng nhìn vi mô hơn, về những người tiêu dùng hằng ngày, phương thức win-win cũng sẽ phát huy những lợi ích của nó một cách mạnh mẽ.

Đúng như tựa đề của cuốn sách: Đến mua cà phê cốc lớn, tác giả đã sử dụng hình ảnh Starbucks − một thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới tạo nên cơn sốt trong cộng đồng trẻ trên toàn thế giới, trong đó có cả giới trẻ Việt Nam – để phân tích nội dung cốt lõi, xuyên suốt của cuốn sách này. Khi bước chân vào một cửa hàng Starbucks, bạn sẽ mua cà phê cỡ nào? Cỡ lớn, vừa hay nhỏ? Lựa chọn của bạn sẽ chỉ “có lợi” nhất cho bản thân bạn hay cũng sẽ mang lại lợi nhuận tối đa cho cửa hàng?

Cũng giống như thắc mắc của các bạn về các loại cà phê chuẩn vị Starbucks, chúng ta, với tư cách là những người tiêu dùng “thông thái” cũng từng có lúc băn khoăn rằng, “Tại sao cùng một sản phẩm nhưng lại có giá khác nhau ở các cửa hàng khác nhau?” Ví dụ, cùng là chiếc áo sơ mi của một nhãn hiệu nọ khi được bán ở một sạp nhỏ tại chợ thì nó được bán với một mức giá nhưng nếu được bày bán ở một cửa hàng trên phố, nó lại có giá khác.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, khách hàng ngày càng được phục vụ những sản phẩm với đủ chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, v.v… đồng thời được tự mình đưa ra quyết định mua hàng cho bản thân. Nhưng chúng ta, những người người vốn vẫn được gọi “nhà tiêu dùng thông thái” liệu có thực sự thông thái trong quá trình mua hàng, chúng ta biết bao nhiêu về giá trị của sản phẩm và liệu giá trị đó có tương xứng với giá thành, tức số tiền mà bạn bỏ ra để có được nó?

Thông qua cuốn sách này, chúng tôi sẽ cung cấp những đáp án rõ ràng cho những thắc mắc trên. Bằng những phân tích sâu sắc, kỹ lưỡng, chi tiết, tác giả của cuốn sách sẽ đứng từ quan điểm “chi phí” đặc biệt là chi phí về thời gian và công sức, để phân tích nhiều hiện tượng trong cuộc sống bằng những ví dụ cụ thể mà gần gũi.

MỘT SẢN PHẨM NHƯNG CÓ NHIỀU MỨC GIÁ KHÁC NHAU, TRONG KHI CÁC SẢN PHẨM HOÀN TOÀN KHÁC NHAU LẠI ĐỒNG GIÁ

CÙNG MỘT SẢN PHẨM NHƯNG ĐƯỢC BÁN VỚI NHIỀU MỨC GIÁ KHÁC NHAU

Hằng ngày, chúng ta phải mua rất nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Ở bất cứ đâu trên thế giới nói chung và tại nói riêng, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được các sản phẩm như ý muốn với mẫu mã và kiểu dáng đa dạng dù đó là thực phẩm hay trang phục, đồ sinh hoạt cá nhân hay đồ điện gia dụng, v.v… Do đó, mỗi người đều hoàn toàn có thể được đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm cá nhân theo hướng phong phú hơn. Tuy nhiên, vẫn có một lượng lớn người tiêu dùng Nhật Bản trung thành với các loại dịch vụ hay sản phẩm nhất định nào đó. Ví dụ, một nhân viên văn phòng điển hình thường bắt đầu ngày mới bằng việc lên một chuyến tàu cố định để đi đến chỗ làm, trên đường đi, anh ta chọn mua một tờ báo hoặc tạp chí “ruột”, trưa nào cũng dùng bữa tại một nhà hàng “quen” và tối tối đều uống đúng loại bia “ưa thích”, v.v…

Loại trà xanh đóng chai mà tôi quen uống cũng là một ví dụ điển hình. Tôi uống khoảng 2-3 chai trà xanh cùng loại đóng trong chai nhựa được mua từ cửa hàng tiện lợi, máy tự động, hoặc thỉnh thoảng là từ cửa hàng đồng giá 100 yên. Nhưng ở mỗi nơi, giá của loại trà xanh yêu thích của tôi lại mỗi khác.

Trên thực tế, tùy vào từng địa điểm bán mà cùng một nhãn trà xanh đóng trong chai nhựa lại được bán với nhiều mức giá khác nhau. Đơn cử, một chai trà xanh được bán với giá 150 yên tại máy tự động công cộng, 140 yên tại máy bán hàng tự động đặt trong trường đại học. Tùy vào mỗi siêu thị, ta có thể mua sản phẩm này với giá 88 yên, 95 yên, 98 yên hay 105 yên. Tương tự, phần lớn các cửa hàng tiện lợi bán sản phẩm trên với giá 147 yên, nhưng cũng có nơi giá chai trà xanh này chỉ có 125 yên. Còn tại cửa hàng đồng giá, giá niêm yết của một chai trà xanh sẽ là 100 yên chưa bao gồm thuế.

Vậy tại sao lại có sự chênh lệch về mức giá bán ra như vậy?

Tại sao có nhiều người lại mất đến 150 yên cho máy tự động hay 147 yên cho cửa hàng tiện lợi để mua một chai trà xanh trong khi họ hoàn toàn có thể mua được cùng sản phẩm trên với giá 88 yên tại siêu thị? Phải chăng những đối tượng này, giống như tôi, thường phải trả tiền lúc nhiều, lúc ít cho một chai trà xanh tùy vào từng thời điểm mua sắm, là những người tiêu dùng không thông minh?

Một trong những vấn đề trọng tâm của cuốn sách này là đi sâu tìm hiểu nguyên nhân tạo nên sự khác biệt trong mức giá bán của cùng một sản phẩm. Thực chất, sự khác biệt này không khó lý giải nếu ta chú trọng vào yếu tố “chi phí”. Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng trong đa phần các trường hợp đều đưa ra những hành động rất hợp lý. Nói một cách dễ hiểu hơn, những người chọn mua trà xanh đóng chai với giá 150 yên tại máy tự động bởi họ tính toán được rằng quá trình đến siêu thị để mua một chai trà xanh giá 88 yên sẽ tiêu tốn nhiều chi phí hơn. Khi đọc đến đây, hẳn sẽ có người tự hỏi, “Nếu đến siêu thị vào ngày giảm giá và mua sản phẩm trên với số lượng lớn, chắc chắn người mua sẽ tiết kiệm được nhiều hơn so với việc mua tại địa điểm bán với mức giá 150 yên chứ!” Đương nhiên, số tiền trả trực tiếp cho sản phẩm luôn là chi phí quan trọng nhất khi mua hàng, nhưng ngoài ra, chúng ta còn phải tốn nhiều loại chi phí khác nữa. Thời gian và công sức dành cho mỗi lần mua sắm cũng là những “chi phí” cần phải được cân nhắc.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo