Downloadsachmienphi.com

Lược khảo Võ thuật Trung Hoa

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Lược khảo Trung Hoa –

1. Quyền thuật và giốc để

Trong mục “Nghệ văn chí” của sách Hán thư nói về “binh kỹ xảo” gốm có mười ba nhà, trong đó sáu thiên nói về môn thủ bác cũng xếp vào binh kỹ xảo. Như vậy thấy rằng đã được dùng trong quân ngũ từ xưa. Truyện “Cam Diên Thọ” trong Hán thư chép:

Diên Thọ thì về môn thủ bác…

Võ sĩ được thi bằng môn thủ bác…

Như vậy môn võ nầy đã được thực dụng từ xưa.

Cũng trong Hán thư, mục “Vũ Đế Ký” chép:

Mùa xuân năm Nguyên Phong thứ ba nhà vua sai tổ chức hội giốc để…

Như thế môn đô vật đã được dùng trong các cuộc vui đời nhà Tần (từ năm 221 đến năm 206 trước Tây lịch). Trước đời Tần chưa có danh từ giốc để nhưng đã có môn giốc để.

Từ đó về sau, môn đô vật cũng được thịnh hành. Truyện “Lý Tồn Hiền” trong Ngũ Đại Sử chép:

Vua Trang Tông cũng thích môn giốc để thường đấu nhau với Vương Đô và thắng luôn nên tự kiêu.

Như vậy môn đô vật tuy có thắng bại nhưng không đến nổi bị thương, vì thế có thể đấu với nhau như một môn thể thao. Môn này thường dùng sức mạnh một cách khéo léo, chủ ý vật ngã địch. Còn môn thủ bác như quyền thuật ngày nay, vừa đánh, vừa đá, cố ý làm cho địch tử thương. Hai môn này mục đích khác nhau nhưng có thể tương thông. (Tại môn đô vật chẳng biết có từ đời nào, nhưng đến thời đại nhà Tiền Lê (1428-1527) thì có Mạc Đăng Dung đã thi đỗ Đô lực sĩ. Tưởng cũng nên biết rằng đô vật Việt Nam cổ truyền không “tàn bạo” như đô vật của Âu Mỹ. Hai bên đấu vật ai bị vật ngã ngửa hai vai chạm xuống sàn hoặc bị nhấc bổng hai chân khỏi sàn là thua, và tuyệt đối cấm lên gối, đá, đánh…)

2. Sự biến thiên của thuật đạo dẫn

Phép đạo dẫn xưa đã có, Trong mục “Nghệ văn chí” của Hán Thư, phần “Phương kỹ lược” có ghi về 13 vị thần tiên, chép rằng:

Hoàng Đế có thuật “Tạp tử bộ dẫn” gồm mười hai quyển, trong đó có đề cập đến phương pháp đạo dẫn.

Truyện “Hoa Đà” trong sách Tam quốc có chép: Hoa Đà có thuật vận khí hô hấp để chữa bệnh (Hoa Đà biết môn ngũ cầm: Nhứt hổ, nhì nai, ba hùm, bốn dã nhân, năm chim muông).

Như vậy, đạo dẫn và quyền thuật có đã lâu, các gia áp dụng môn đạo dẫn để tăng thêm sức mạnh. Tuy nhiên có điểm khác nhau là đạo dẫn để dưỡng sinh, còn quyền thuật để đánh kẻ địch.

Trong sách Dưỡng tín diện mệnh lục có các chương “Phục khí liệu bệnh đạo dẫn án ma”, các chương này trình bày phương pháp tập luyện gần giống như môn Bát Đoạn Cẩm và Dịch Cân Kinh sau này.

3. Nguồn gốc của kiếm thuật

Môn đánh kiếm rất tiện lợi trong võ nghệ thời xưa. Những võ khí như qua, can, mâu, kích dùng trong chiến trận. Các lối đâm, chém, lui, tiến đều phải theo mệnh lệnh, không thể nhảy nhót mau lẹ theo ý muốn của mình, chỉ có kiếm là có thể tung hoành theo ý riêng. Nếu tập luyện thuần thục thì có thể tự vệ một cách linh động nên môn này ngày càng xảo diệu, vì vậy Hạng Võ nói:

– Có thể dùng kiếm địch với một người.

Đời Xuân Thu Chiến quốc thuật đánh kiếm đã phổ biến cả phương Nam lẫn phương Bắc Trung Hoa. Sách Ngô Việt Xuân Thu chép chuyện “Viên Công Việt Nữ” tuy gần với thần thoại, nhưng cũng đủ chứng minh rằng môn kiếm thuật rất thịnh ở phía Nam nước Tàu.

Truyện Kinh Kha trong sử ký chép:

Kha bàn về kiếm thuật trái ý Nhiếp Cái. Về sau Kha đâm không trúng Tần Thủy Hoàng, Lỗ Câu Tiễn có nói:

– Tiếc thay không tinh luyện môn kiếm thuật.

Như vậy kiếm thuật cũng thông dụng ở phương Bắc nước Tàu.

Đến cuối đời Hán, thuật đánh kiếm vẫn còn thịnh, sách Điển Luận của Tào Phi có chép: kiếm pháp ở bốn phương đều khác nhau, duy chỉ ở Kinh sư là hay nhất.

Trong đời vua Hoàn Đế, Linh Đế có quan Hổ Bôn là Vương Việt giỏi kiếm thuật, nổi tiếng ở kinh sư. Người ở Hà Nam là Sử A theo học với Việt, cũng giỏi môn này.

Quan Phân Úy tướng quân nhà Ngụy là Đặng Triển có thể tay không đoạt được đao, kiếm. Tào Phi lúc trẻ cũng giỏi màn đánh song kích, thường tự cho là vô địch.

Như vậy môn kiếm đến đời Tam Quốc lại thành môn tay không đoạt kiếm, cùng những loại đánh song kích, đơn kích và kiếm pháp. Về sau các môn binh khí đều bắt nguồn từ kiếm thuật.

Sách Kỹ hiệu tân thư của Thích Kế Quang cho rằng các môn chĩa ba, côn, thương, yển nguyệt đao, câu liêm đều phát nguyên từ kiếm thuật.

(Sách xưa có chép lại sự chế tạo kiếm rất tinh vi. Ngày nay những vùng Giang Tô, Long Tuyền, Chiết Giang và Tô Châu còn lưu lại những có liên quan đến sự luyện kiếm. Ngày trước cổ nhân chẳng những giỏi về kiếm thuật mà còn giỏi về cách luyện kiếm. Tương truyền đời xưa có những thanh kiếm nổi danh như: Long Tuyền, Thái A, Tử Hồng, Ngư Trường và hai thanh kiếm thư hùng Mạc Gia và Can Tương lại càng nổi tiếng hơn, chế tạo rất tinh vi được gọi là thần kiếm. Như vậy có thể thấy được sự quý báu và thông dụng của kiếm thuật lúc bấy giờ).

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo