Downloadsachmienphi.com

Này Sản Phụ Cô Làm Ơn Ăn Ít Đi Nhé

Này Sản Phụ Cô Làm Ơn Ăn Ít Đi Nhé - Hà Linh
Này Sản Phụ Cô Làm Ơn Ăn Ít Đi Nhé –

Này Sản Phụ Cô Làm Ơn Ăn Ít Đi Nhé

Tác Giả:

Thể Loại: Y Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Này Sản Phụ Cô Làm Ơn Ăn Ít Đi Nhé –

Từ khi bắt đầu làm mẹ, bạn có bị ám ảnh bởi điều gì không? Riêng tôi thì có. Đó chính là nỗi sợ hãi xuất phát từ những trải nghiệm tuổi thơ và xuất phát từ cả những kỳ vọng của chính tôi.

Không biết khi còn ở với bố thì các bạn thế nào, còn tôi chỉ mong lớn thật nhanh để thoát ly khỏi gia đình càng sớm càng tốt. Lúc đó chỉ có cảm giác sợ hãi, ấm ức và cô độc bủa vây. Quả thật, thời điểm đó tôi chưa đủ trưởng thành để hiểu hết thế nào là tình thương yêu và các cách thể hiện khác nhau của nó. Chỉ biết rằng tôi đã rất sợ hãi khi bị mắng và rất phiền muộn vì không được hiểu.

Tôi vẫn nhớ như in khi còn nhỏ, cha tôi làm việc xa và thường về nhà vào dịp cuối tuần. Vào mỗi cuối tuần, tôi thường cầu khấn để cha tôi đừng trở về. Tôi thường đứng ở góc nhà, chắp hai tay lại lẩm bẩm “Cha ơi, đừng về nhé” hàng chục, hàng trăm lần. Nhiều khi dù tôi làm như thế mà cha vẫn trở về thì lần sau tôi lại cầu ngược lại “Cha ơi về đi” những mong thực tế sẽ ngược lại với lời khấn. Đến khi cha chuyển về gần nhà làm việc thì tôi lại thường mong ước cha đi công tác thật xa, thật lâu. Chỉ bởi lý do khi cha đi vắng tôi thấy không khí trong nhà thật dễ chịu, tôi được tự do và thoải mái cười đùa mà không phải nơm nớp sợ hãi.

Những lúc cha tôi vắng nhà, mấy con nói chuyện với nhau đủ nghe, mẹ nhắc nhở nhẹ nhàng và chúng tôi cùng nhau vui vẻ làm mọi việc. Còn cha tôi thì dễ nổi nóng và luôn khiến tôi rụng rời khi ông nhìn tôi bằng ánh mắt giận dữ. Tôi luôn có cảm giác xa cách, không muốn lại gần cũng như không dám nói chuyện với cha.

Chị em tôi đều học kém những môn tự nhiên, cha tôi lại rất khá mấy môn đó. Nhưng chúng tôi thường co rúm người lại, tim đập thình thịch khi cha kèm chúng tôi học. Cha thường nổi cáu và dọa đánh còn chúng tôi thì “thần hồn nát thần tính” chẳng còn vào chính mình để biết cần phải làm gì. Nếu chúng tôi im lặng chờ hiệu lệnh của cha thì cha sẽ quát lên: “Tại sao mày không tính toán đi, còn giương mắt lên làm gì?”; còn khi chúng tôi vừa khiếp sợ vừa tính toán trong nỗi bấn loạn, nếu đúng thì không sao, nếu sai thì cha sẽ quát thêm, nếu chậm chạp thì cha tôi sẽ lại mắng: “Tính có từng đó mà cũng không ra hay sao, mày là bác sỹ hay kỹ sư gì rồi mà phải suy nghĩ lâu thế?”. Trời đất, chúng tôi biết làm sao? Một đứa trẻ khiếp nhược vì sợ hãi và làm gì cũng sợ bị mắng thì thử hỏi nó đang trong tình trạng như thế nào?

tôi tuy hiền hòa, gần gũi hơn và là nơi tôi trông chờ sự bảo vệ, tình âu yếm nhiều nhất; nhưng có khi tôi đang trông chờ ở bà sự che chở vì bị cha mắng mà chẳng biết sai ở chỗ nào, thì bà lại buông một câu: “Ai bảo…”. Và thế là chúng tôi chìm trong nỗi vì chẳng có ai bênh vực và giải tỏa nỗi ấm ức cho mình.

Tôi thường bị cha chê là chậm chạp, khờ khạo. Và dường như đồng tình với cha, bà luôn công khai chê đứa con gái của mình không bằng bất cứ đứa trẻ nào. “Con người ta thì khôn ngoan thế, con mình thì…”, “Con người ta thì siêng năng thế, con mình thì…”, ‘‘Con này chậm chạp, lơ ngơ lắm…”

Hình như cảm giác không bằng ai và luôn sợ hãi đã biến tôi thành một đứa trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp. Đến những nơi lạ, tôi luôn giữ im lặng, ai hỏi cũng không dám nói, đến nỗi có bà bác tôi bảo: “Sao mà mày chẳng biết nói năng gì như đứa bị câm vậy”, tôi đồng tình chép miệng: “Đấy, con với cái có miệng cũng như không”. Hệ quả là tôi càng chui vào vỏ ốc tự vệ của mình, có lẽ vì tôi không biết nên nói thế nào cho đúng, nói thế nào thì không bị chê là chậm, là khờ.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo