Downloadsachmienphi.com

Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802

Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 - Tạ Chí Đại Trường
Lịch sử nội chiến ở từ 1771 đến 1802 – Tạ Chí Đại Trường

Lịch sử nội chiến ở từ 1771 đến 1802

Tác Giả: Tạ Chí Đại Trường

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Lịch sử nội chiến ở từ 1771 đến 1802 – Tạ Chí Đại Trường

Thoát khỏi sự ràng buộc bắt nguồn từ những định kiến và lập trường chính trị, Lịch sử nội chiến ở từ 1771 đến 1802 đã dựng lại chi tiết bàn cờ quyền lực trong xã hội Đại Việt nửa cuối thế kỷ 18.

Những liên minh và đối địch, tạm thời hay lâu bền dựa trên căn bản quyền lợi thiết thân được tái hiện sinh động: những giáo sĩ thừa sai và các nhà buôn Tây phương, nhóm di dân Hoa kiều và cướp biển Tề Ngôi, các thế lực ngoại bang Xiêm La và Mãn Thanh, nhà Lê-Trịnh thời mạt diệp và những vị hoàng thân chạy loạn… Vượt lên trên hết là gương mặt hai đối thủ lớn nhất của thời đại: Quang Trung Nguyễn Huệ và Gia Long Nguyễn Ánh.

Trong số rất nhiều sách sử, Lịch sử nội chiến ở từ 1771 đến 1802 chiếm một địa vị thật riêng. Ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1973, tác phẩm đã được học giới nhìn nhận như một công trình chung quyết về lịch sử phân ly và nhất thống đất nước. Nhà chuyên môn tìm thấy ở sách một tinh thần học thuật không vì nể, người đọc phổ thông tìm thấy trong sách những câu chuyện xảy ra nhiều thế kỷ trước mà ảnh hưởng còn mãi đến ngày nay.

Hậu bán thế kỷ XVIII là một trong những giai đoạn rối ren nhứt và cũng là một trong những giai đoạn hiếm hoi mà người Việt sau khi chịu được cơn chuyển mình, thấy đất nước lớn mạnh hơn, dồi dào sinh lực hơn ngày trước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, biến cố tàn Lê, mạt Trịnh, sự phục hồi của họ Nguyễn, tất cả đầy sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đương thời vội vã ghi chép, người sau kiên nhẫn lục lọi làm nên những tổng hợp chuyên biệt, khoa học mà chúng ta chú ý ở đây. Hãy kể lấy một vài trường hợp. Thời đại lịch sừ kể trên tràn một phần khá lớn trong quyển Histoire moderne du pays d’ Annam (1529 – 1820) của Ch. Maybon 1 là “quyển sách có giá trị đặc biệt”, “một công trình có giá trị trong học giới” như đã tán tụng 2 .

Không khí phục cổ do báo Tri Tân (1940-1945) đưa tới phía người Việt, dưới sự thúc đẩy của ảnh hưởng Trường Viễn đông Bác cổ qua các ông Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, Biệt Lam Trần Huy Bá, Mãn Khánh Dương Kỵ… hợp với không khí nghiêm trọng của Thế chiến thứ hai nuôi dưỡng ý hướng khảo sát, khiến thấy xuất hiện giữa những tác phẩm lịch sử khác, quyển Quang Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc của 3 . Cũng được sửa soạn thành hình trong thời kỳ đó, nhưng xuất hiện muộn màng trong thời chiến tranh (1945-1954) để nhân dịp biện hộ cho thái độ soạn giả trước thời cuộc là quyển La Sơn Phu Tử của Hoàng Xuân Hãn 4 . Hiện nay theo với sự tạo lập các chứng chỉ Sử học ở trường Đại học Huế, giáo sư Nguyễn Phương cũng khảo sát biến động Tây Sơn đăng dần trên các tạp chí Đại học, Bách khoa, Đại học Sư phạm Huế 5 . Và bắt đầu chúng tôi cũng thu nhặt tài liệu để khảo sát giai đoạn này trong tính cách toàn thể của nó dưới nhan đề là: “Lịch sử nội chiến ở từ 1771 đến 1802”.

Các thư viện: Thư viện quốc gia, Tổng thư viện và đặc biệt Thư viện Khảo cổ đã cung cấp tài liệu cho chúng tôi. Các bài chỉ dẫn thư tịch của L. Cadière và P. Pelliot, E. Gaspardone, Trần Văn Giáp, Huỳnh Khắc Dụng, ở các sách tổng hợp cẩn thận theo tinh thần khoa học đã giúp chúng tôi dễ dàng trong khi tìm tòi. Nhưng ở đây chúng tôi vẫn vấp phải một điều mà người trước đã lưu ý tới: tài liệu khiếm khuyết.

ngày trước đã thống trách về tình trạng sách vở lưu lạc, mất mát ở nước ta 6 . Hay nói như L. Cadière và P. Pelliot 7 , “không ở đâu mà cái gia tài kiến thức của một dân tộc lại tan biến nhanh như vậy”. Thực ra, tình trạng hiếm hoi sách vở, nhất là sử ký, cũng được người xưa công nhận là tại người ta ít chuyên tâm chú ý sáng tác. Tham tụng đời Trịnh Khải là Bùi Huy Bích viết: “Nước ta về môn sử ký rất là sơ lược. Chép sử có hai lối, một là kỷ truyện, hai là biên niên. Lối kỷ truyện thời đã không có rồi, đến lối biên niên cũng lại thiếu thốn, nhiều chỗ sai lầm… Học giả có biết nghĩ đến cũng nên sửa sang lại sử, hay là làm lời bàn bạc, chứa vào kho vua để đợi hậu thế” 8 .

Thế mà khí hậu và chiến tranh tàn hại lại đua nhau phá hoại những sách vở ít ỏi đã ra đời. Hai tác giả Cadière và Pelliot từ năm 1904 còn có giọng bi quan huống là chúng ta bây giờ, trải qua chiến tranh tiêu thổ 1945-1954 và 1956 – ?. Bộ Thực lục chính biên đệ nhất kỷ của Viện Khảo cổ thiếu mất từ quyển 14 tới quyển 32 là một trong những ví dụ. Có những sách không dùng được hoặc thiếu hụt hiệu quả xác thực: quyển Hoàng Lê nhất thống chí theo bản dịch của có những lỗi in thật là tai hại. Tài liệu hiếm hoi dẫn đến sự cách biệt người và tài liệu: có thể thư viện ở Huế còn giữ những bộ Thực lục thiếu sót trên 9 . Vì lẽ đó mà tài liệu thường phải rải rác khiến chúng ta sử dụng không đều phần sách tham khảo đã liệt kê.

Nhưng nếu bằng lòng với thực tế thì chúng ta cũng có thể sử dụng phần hiện có được. Tài liệu gồm có hai phần xét từ nguồn gốc: những giấy tờ, sử sách của người nước ta để lại hay của các nhân vật Tây phương có liên lạc với công cuộc truyền giáo, buôn bán với xứ này cung cấp.

Loại thứ nhất, phần thuộc những tài liệu xác đáng nhất, có thể là các đồng tiền Cảnh Hưng, Chiêu Thống, Quang Trung, Cảnh Thịnh, các bộ giáp, khí giới của tướng binh Chà-và của Nguyễn Ánh (trưng bày ở Hội chợ Sài Gòn, khu lịch sử 1942), bản chụp ảnh các thư Nguyễn Ánh gởi người Tây phương, chiếu truyền La Sơn Phu Tủ của Quang Trung, sắc phong thần đời Quang Trung (trưng bày ở Hội chợ Hà Nội, khu lịch sử, 1940-1941) 10 … Trong những thứ này thì chính chúng tôi cũng chỉ thấy tận mắt, trong hình trạng thực của nó, các đồng tiền, các thư và tờ sắc thuộc Nguyễn Huỳnh Đức về chuyến đi sứ năm 1797 thôi. Tài liệu này cất trong nhà thờ Đức Nhuận hầu ở làng Khánh Hậu, tỉnh Long An và cảm giác đầu tiên của chúng tôi khi nhìn thấy là xứ sở đương thời quả thực nghèo nàn, từ đó mới hiểu rõ hơn nỗi thất vọng của bọn phiêu lưu Olivier, Barizy.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo